Hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 ở TP.HCM trở lại trường

Trong thời điểm hiện tại nên đầu tư vào đâu để an toàn và sinh lợi cao là câu hỏi lớn của các nhà đầu tư trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và không biết khi nào kết thúc.

Theo hướng dẫn tổ chức dạy học đối với khối Mầm non sau Tết Nguyên đán 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa ban hành, trong tuần từ 14-18/2, các trường Mầm non tạm thời chưa tổ chức ăn sáng.

Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, cách phòng bệnh, biết trao đổi với người lớn khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, ho, khó thở.

Từ ngày 21-25/2, các trường bắt đầu tổ chức hoạt động theo nội dung chương trình và thời gian năm học, xây dựng các hoạt động tại nhóm lớp, tăng cường cho trẻ làm bài tập cá nhân.

ttxvn_hoc_sinh_tro_lai_truong_1302.jpg
Học sinh TP.HCM trở lại trường. Ảnh: TTXVN. 

Đối với cấp Tiểu học, học sinh sẽ đi học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc. Các trường tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch, chủ động cho học sinh trở lại trường học tập, linh hoạt tổ chức các hoạt động dạy học kết hợp chặt chẽ với công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Những nơi có điều kiện tổ chức hoạt động bán trú hoặc 2 buổi/ngày cần đảm bảo đủ điều kiện tổ chức hoạt động, có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trước khi tổ chức thực hiện. Những cơ sở giáo dục thuộc vùng dịch cấp độ 1 có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú từ ngày 14/2 cho tất cả các khối theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các thói quen phòng dịch, xây dựng lại nề nếp học tập cho học sinh, nắm bắt, phân loại học sinh theo từng nhóm căn cứ vào thời lượng tham gia học tập trên môi trường internet và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh; đồng thời tổ chức ôn tập kiến thức đã học trong giai đoạn học trên môi trường internet trong tuần đầu tiên.

Từ ngày 21/2, các trường triển khai chương trình tuần 20, tổ chức dạy kiến thức cốt lõi của bài mới kết hợp nhắc lại, củng cố kiến thức cốt lõi đã triển khai trong giai đoạn học tập trên môi trường internet. Học sinh hai khối 1 và 2 sẽ được kiểm tra định kỳ trong tuần 21.

273616095_5131765556836369_19550351680584012_n.jpg
Ngày đầu tiên hoc sinh trở lại trường sau nhiều tháng học online. Ảnh: Hằng Nguyễn. 

Đối với khu vực cấp độ 1 (vùng xanh), trường tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục tự chọn theo tiến độ chương trình và các hoạt động rèn luyện cho học sinh theo nhu cầu.

Cơ sở giáo dục thuộc khu vực cấp độ 2 (vùng vàng) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú cho học sinh các khối 1, 2, 5 theo nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh; đồng thời tổ chức dạy học 1 buổi/ngày đối với khối 3, 4.

Khu vực cấp độ 3 (vùng cam), học sinh khối 1, 2, 5 đi học 1 buổi/ngày, học sinh khối 3 và 4 tiếp tục học trực tuyến. Riêng đối với khu vực cấp độ 4 (vùng đỏ), tổ chức dạy học trực tuyến đối với tất cả khối lớp.

Đối với học sinh khối 6, các trường thực hiện dạy bổ sung kiến thức cho học sinh sau quá trình học tập trên internet trước khi tổ chức kiểm tra học kỳ 1 trực tiếp tại trường; thực hiện các nội dung thực hành, thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo nguyên tắc phù hợp với tiến trình dạy học.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các trường cần tập trung dạy học các môn học/hoạt động giáo dục với các nội dung cơ bản, cốt lõi trong chương trình. Nếu tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không tổ chức các hình thức dạy học, giáo dục tập trung đông học sinh ngoài nhà trường.

Các trường học phải căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học mà thành phố đã ban hành. Hiện, Sở Y tế Thành phố HCM đang soạn thảo và chuẩn bị ban hành quy định mới về cách xác định F1, quy trình xử lý F0 trong trường học.

Theo đó, các cơ sở giáo dục phải có phòng dự trữ là yêu cầu bắt buộc. Bởi, khi lớp học có xuất hiện F0 thì phòng đó phải được khử khuẩn và học sinh sẽ di chuyển sang phòng dự trữ này. Nếu cơ sở vật chất hạn chế thì có thể huy động phòng chức năng, hội trường làm phòng dự phòng để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Trong quá trình triển khai dạy học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lưu ý các trường học cần tiếp tục diễn tập xử lý tình huống khi phát hiện F0 để học sinh và giáo viên làm quen, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong thực tế. Hoạt động này có thể diễn tập lồng ghép cùng các hoạt động trong giờ ra chơi, tổ chức nhẹ nhàng, không gây hoang mang cho giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng yêu cầu trường phối hợp chặt chẽ với y tế của các địa phương nhưng không làm thay nhiệm vụ chuyên môn của ngành y tế, không thông tin bất cứ trường hợp nào khi ngành y tế chưa xác định.

Đối với việc trang bị bộ xét nghiệm cho trường học, ngành y tế sẽ cung cấp theo chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP.HCM.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương