Hơn 10 nước châu Âu và Đông Nam Á đã dừng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Tính đến tối 15/3, 14 quốc gia, vùng lãnh thổ đã có quyết định tạm dừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Các quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng Covid-19 của AstraZeneca sau nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, đông máu, tử vong. 

Đức

Bộ Y tế Đức cho biết quốc gia này sẽ dừng sử dụng vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất. 16h ngày 15/3 (theo giờ địa phương), Bộ Y tế Đức cho biết quyết định đình chỉ nói trên được coi là "biện pháp phòng ngừa" và dựa trên khuyến cáo của Viện Paul Ehrlich, tức cơ quan quản lý vaccine quốc gia Đức. Đồng thời cho biết Cơ quan Dược phẩm châu Âu sẽ quyết định “liệu thông tin mới có ảnh hưởng việc cấp phép vaccine hay không và ảnh hưởng như thế nào".

Hơn 10 nước châu Âu và Đông Nam Á đã dừng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nước này sẽ dừng chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca và chờ đánh giá từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). Dự kiến, báo cáo được công bố vào chiều 16/3.

Indonesia

Ngày 15/3, Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết nước này sẽ trì hoãn việc tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca do báo cáo về tình trạng đông máu ở một số người dân tại châu Âu. Quốc gia này đang chịu áp lực về số ca mắc Covid-19 rất lớn với hơn 1,42 triệu người. Trong đó, hơn 38.400 trường hợp đã tử vong.

Hà Lan

Ngày 14/3 (theo giờ địa phương), chính phủ Hà Lan thông báo sẽ ngưng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca đến ngày 29/3. Tuy nhiên họ vẫn lo ngại các báo cáo về tác dụng phụ nên chọn cách an toàn, thận trọng với vaccine Covid-9 này. Chỉ sau vài giờ tạm dừng kế hoạch trên, Cơ quan Giám sát Dược phẩm Hà Lan ghi nhận một số trường hợp gặp cục máu đông hậu tiêm vaccine. 

Ireland

Ireland cũng quyết định tương tự sau khi Ủy ban Tư vấn tiêm chủng Quốc gia (NIAC) của nước này khuyến cáo việc hoãn tiêm vaccine từ AstraZeneca. Ông Ronan Glynn, Phó giám đốc Bộ Y tế Ireland, cho biết họ đã nhận được một số báo cáo về hiện tượng đông máu tương tự trường hợp ghi nhận tại châu Âu nhưng không nghiêm trọng như ở Na Uy.

Italy

Ngày 14/3, vùng Piedmont, miền bắc của Italy cho biết họ sẽ ngừng triển khai đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 sau khi ghi nhận một giáo viên tử vong.  Trước đó vài ngày, Cơ quan Quản lý Dược phẩm AIFA của Italy đã cấm sử dụng vaccine mang số liệu ABV2856 do AstraZeneca sản xuất.

Bungari

Bulgaria tạm dừng tiêm chủng vaccine vào ngày 12/3 vì nhận được thông tin một phụ nữ 57 tuổi tử vong vài giờ sau khi tiêm. Thủ tướng nước này cho biết sẽ bị tạm dừng “cho đến khi mọi nghi ngờ được xóa bỏ và các chuyên gia đưa ra bằng chứng về việc nó không gây rủi ro cho người dân".

Cộng hòa Dân chủ Congo

Ngày 12/3, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) ra thông báo trì hoãn tiêm phòng vaccine của AstraZeneca vì một số tác dụng phụ nghiêm trọng tại châu Âu. 

“Chúng tôi nhận thấy một số quốc gia tại châu Âu tạm dừng sử dụng vaccine. Chúng tôi sẽ kiểm tra về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định khác", người phát ngôn của Bộ Y tế Congo trả lời hãng tin Reuters.

Thái Lan

Ngày 12/3 - ngày thủ tướng nước này định tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, quyết định trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chỉ sau 3 ngày, chính phủ Thái Lan thông báo kế hoạch tiêm phòng sẽ tiếp tục. Sáng 16/3, người tiêm đầu tiên là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, theo sau đó là các bộ trưởng trong nội các.

Romania

Ngày 11/3, Romania tạm dừng tiêm chủng vaccine. Giới chức y tế cho biết đây là biện pháp phòng ngừa rất thận trọng để chờ EMA hoàn thành cuộc điều tra về các ca gặp biến chứng sau tiêm tại một số nước.

Iceland

Ngày 11/3, Iceland cũng đưa ra quyết định tạm dừng với vaccine Covid-19. Cơ quan y tế nước này lo lắng về tình trạng tử vong, đông máu sau tiêm vaccine tại Đan Mạch.

Đan Mạch

Ngày 11/3, Đan Mạch phát thông báo ngừng sử dụng vaccine Covid-19 từ AstraZeneca trong 2 tuần. Đây cũng là quốc gia ghi nhận một trường hợp tử vong vì cục máu đông sau khi tiêm vaccine.

Na Uy

Na Uy đã ghi nhận một số người gặp tác dụng phụ sau tiêm. Ngày 13/3, Cơ quan Y tế Na Uy tiết lộ 3 nhân viên y tế dưới 50 tuổi phải nhập viện sau khi tiêm vaccine. 

Steinar Madsen, Giám đốc Y tế, Cơ quan Thuốc Na Uy nói: “Họ có triệu chứng rất bất thường, gồm xuất huyết, đông máu và hạ tiểu cầu cấp. Nói chung, họ khá yếu. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề này”.

Áo

Ngày 7/3, Áo là quốc gia đầu tiên có quyết định rất thận trọng. Chính phủ nước này tạm dừng tiêm phòng sau khi một trường hợp tử vong do rối loạn đông máu và bệnh do thuyên tắc phổi. 

Thanh Mai

Hai trường hợp bị sốc phản vệ độ 2 sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Hai trường hợp bị sốc phản vệ độ 2 sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Chương trình Tiêm chủng mở rộng đánh giá việc triển khai tiêm vaccine trong hai ngày qua có các trường hợp có phản ứng sau tiêm nằm trong tỷ lệ cho phép.