Các quan chức châu Âu cho biết họ đã tạo ra một phương tiện giao dịch để giúp Iran nhận được một số cứu trợ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng Tehran cho biết đề xuất này không đủ để ngăn chặn một thoả thuận hạt nhân bị phá vỡ.
Các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân, đã cố gắng để tìm cách ngăn Iran rời khỏi thỏa thuận. Họ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Vienna trong nỗ lực ngăn Iran vi phạm thỏa thuận. Cơ chế thương mại đã được công bố sau cuộc họp.
Ảnh minh họa. |
Nhưng Iran cho biết họ sẽ tiếp tục với kế hoạch làm giàu uranium mặc dù chỉ còn vài ngày nữa là có thể vi phạm hiệp ước hạt nhân.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cho biết hôm 28/6, ông sẽ báo cáo lại với Tehran về các cuộc đàm phán. "Quyết định giảm các cam kết của chúng tôi đã được đưa ra và chúng tôi sẽ tiếp tục trừ khi châu Âu đáp ứng mong đợi của chúng tôi", ông nói.
Araghchi cho biết các cuộc đàm phán là một bước tiến mới, nhưng vẫn chưa đủ và không đáp ứng được kỳ vọng của Iran.
Trong khi đó, Mỹ cảnh báo các công ty châu Âu rằng họ có quyền lựa chọn làm ăn với Mỹ hoặc Iran. Brian Hook, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran, đã đưa ra bình luận cho các phóng viên ở London hôm 28/6.
"Châu Âu về cơ bản đang cố gắng xoa dịu Iran bằng cách thiết lập cơ chế thương mại Instex. Nó cơ bản là một hệ thống thương mại trao đổi. Họ đã kỳ vọng rất cao rằng nó có thể xử lý những thứ như dầu, mà chúng ta thấy là không thực tế", ông Henry Rome, nhà phân tích của Eurasia Group về Iran cho biết. Nó chủ yếu được thiết kế để cho phép Iran mua hàng hóa nhân đạo.
Giá dầu giảm khi Liên minh châu Âu tuyên bố rằng các bên ký kết còn lại đối với thỏa thuận Iran sẽ tăng cường nỗ lực của họ nhằm giảm tác động của lệnh trừng phạt và bình thường hóa thương mại với Iran.
Mỹ đã tăng áp lực lên Iran bằng cách cấm bất kỳ sự miễn trừ nào từ các lệnh trừng phạt đối với các khách hàng dầu mỏ Iran. Điều đó đã siết chặt khả năng xuất khẩu của Iran, và bây giờ các nhà phân tích ước tính rằng xuất khẩu dầu của Iran đã giảm xuống dưới 500.000 thùng mỗi ngày, giảm từ hơn 2 triệu thùng trước khi có lệnh trừng phạt.
Trung Quốc và Nga vẫn là các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân. Mỹ đã rời bỏ thỏa thuận vì họ xem nó là một chiều. Iran đã đặt ra hạn chót vào ngày 7/7, theo đó họ hy vọng các bên khác sẽ cấp cho họ một số cứu trợ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Họ đang đe dọa các bước khác nhau, thông báo thời hạn, xóa thời hạn, thay đổi chúng, tạo ra các mối đe dọa mới, họ thực sự đang cố gắng thắp lên một ngọn lửa dưới người châu Âu để xem mức tối đa mà họ sẽ đạt được là gì", Edward nói.
"Iran cũng sẽ chỉ nhận được hàng hoá nhân đạo hoặc không bị châu Âu thực hiện các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên những gì Iran thực sự muốn là bán dầu của mình, nhưng châu Âu không thể đơn giản làm điều đó. Iran rồi cũng sẽ thất vọng với kết quả ở đây', ông nói.
Căng thẳng Mỹ-Iran có khiến bùng phát chiến tranh mạng?
Tổng thống Trump khẳng định sẽ không loại trừ biện pháp quân sự. Còn theo Washington Post, chiến tranh mạng trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran đã được sử dụng.