Trong thời điểm dịch bệnh trở thành mối quan tâm hàng đầu thì bất kỳ thông tin nào cũng được dư luận quan tâm. Đó cũng là lý do có vô vàn những thông tin giả mạo, sai sự thật lan truyền dễ gây hoang mang, dù chưa được kiểm chứng.
Để đối phó với việc này, mới đây Facebook đã đưa ra các cách để mọi người có thể phát hiện cá thông tin sai lệch, tin giả một cách dễ dàng. Cụ thể:
Tiêu đề
Các tiêu đề hấp dẫn, khó tin, gây sốc... đều có thể nằm trong diện thông tin sai sự thật vì vậy cần phải xem xét kỹ.
Các đường dẫn, liên kết
Có khá nhiều các đường dẫn tới các trang web giả mạo, đôi khi còn có các ký tự, chữ số rất giống với web chính thống. Trước khi click vào đường link, bạn cần kiểm tra lại và chú ý hơn.
Bạn có thể truy cập vào trang web chính và so sánh các thông tin này trước.
Tìm hiểu thông tin
Một yêu cầu không kém phầ quan trọng là rằng các nguồn tin tức mà bạn nhận được phải được xác thực về danh tiếng. Nếu đó là một nguồn tin lạ lẫm, bạn chưa từng tiếp cận, hãy kiểm tra lại bằng cách vào phần giới thiệu của kênh hoặc trang đó.
Các định dạng
Về cơ bản, bất kỳ tin tức nào được đưa từ các trang sai lệch đều có thể mắc lỗi về định dạng, chính tả, bố cục trang vì vậy điều bạn cần làm là kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan nếu bạn bắt gặp dấu hiệu kể trên.
Hình ảnh
Đa phần các thông tin sai lệch đều có hình ảnh được chỉnh sửa, thậm chí là lấy từ ảnh gốc để thay thế vào các hình nền gây sốc, hấp dẫn dễ khiến người xem tò mò. Vì vậy hãy sử dụng tính năng tìm kiếm hình ảnh để xác minh nguồn gốc của bức ảnh.
Thời gian
Các thông tin sai lệch cũng có sự thay đổi về thời gian, sự kiện vì vậy cần kiểm tra kỹ.
Rà soát bằng chứng
Hãy xác nhận các con số, thông số, dữ liệu từ nguồn của tác giả xem nó có thực sự tồn tại không. Việc thiếu bằng chứng hoặc đưa ra các thông tin chung chung không rõ họ tên là dấu hiệu để nhận biết tin giả.
Đối chiếu báo cáo
Nếu không có nguồn tin trong khi các nguồn tin chính thống cũng đang thảo luận về vấn đề đó thì chắc chắn đó là giả. Nếu câu chuyện thảo luận bởi nhiều nguồn mà bạn tin tưởng, khả năng cao nguồn tin đó là sự thật.
Phân biệt với câu nói đùa
Để câu view có khả năng tin giả dễ bị nhầm lẫn với câu nói đùa, châm biếm, vì vậy bạn nên đọc kỹ và xem lại đấy có phải là một trang hài không. Nhiều kênh hài thường sử dụng hình thức này để đăng bài dẫn đến hiểu nhầm.
Thông tin giả đưa ra có chủ đích
Nếu không dám chắc về tin tức này, hãy đọc kỹ và cân nhắc về việc chia sẻ lên trang cá nhân.
Lịch chiếu phim tại Hà Nội ngày 20/3/2020: Loạn nhịp
Lịch chiếu phim tại Hà Nội ngày 20/3/2020: Loạn nhịp kể về cuộc gặp gỡ vô cùng bất ngờ và định mệnh với cô gái 9x - Whan...