* Bài viết của Mẹ Bánh Bao - một blogger về nuôi dạy con ở Trung Quốc.
Cách đây vài ngày, tôi tình cờ xem được một đoạn video rùng rợn trên mạng. Một bé gái 7 tuổi đi thang máy một mình, theo sau là cậu bé 14 tuổi.
Lúc đầu, đứa trẻ trai ngập ngừng chạm vào lưng bé gái và không thấy có phản ứng. Sau đó, cậu bé lao tới, dùng vũ lực bịt miệng và mũi rồi bóp cổ cô bé. Bé gái không ngừng vùng vẫy và bất tỉnh trong vài giây nhưng vẫn không được buông tha. Sau khi khống chế, cậu bé kia đưa cô bé ra khỏi thang máy.
Cậu bé lao tới, dùng vũ lực bịt miệng và mũi rồi bóp cổ cô bé. |
Tôi thắc mắc không biết đứa trẻ mang nạn nhân đi đâu, làm gì?
Chẳng bao lâu sau, tôi đã tìm thấy thông tin tiếp theo về vụ việc này. Sau khi được đưa ra khỏi thang máy, cô bé bỗng tỉnh lại, không ngừng khóc, thu hút sự chú ý của người xung quanh nên thủ phạm đặt bé xuống rồi bỏ chạy. Bé quá sợ hãi, mấy ngày không nói, ban đêm thường xuyên gặp ác mộng.
Hành vi của cậu bé đã cấu thành tội quấy rối tình dục người khác và cảnh sát đã áp dụng biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhưng với tư cách là mẹ của một bé gái, tôi không khỏi cảm thấy hoang mang trong lòng. May mắn thay, sự việc đã được người qua đường phát hiện ra. Nếu nó xảy ra ở một nơi vắng vẻ hơn thì sao? Lỡ như không có ai chú ý thì sao? Tôi thực sự không biết cô bé sẽ phải chịu đựng những trải nghiệm bi thảm như thế nào.
Sau khi vụ việc xảy ra, chi tiết về hành vi của cha mẹ cậu bé cũng được đưa ra ánh sáng. Lúc đầu, họ không chịu xin lỗi gia đình cô bé, nói dù sao cũng không có tiền bồi thường nên muốn kiện thì cứ kiện. Sau đó, dư luận dậy sóng, họ lên tiếng xin lỗi, nói rằng con mình rất tốt nhưng ngày hôm đó, không rõ vì lý do gì, đột nhiên như bị quỷ ám. Họ cũng đăng một đoạn video ghi lại cảnh tượng con đã bị còng tay và đưa đi điều tra.
Cuối cùng, họ không nói nên kỷ luật đứa trẻ như thế nào, chỉ nói rằng sẽ đuổi nó đi. Có thể thấy rõ, cha mẹ cậu bé đang cố trốn tránh, quanh co, thậm chí muốn phủ nhận mà hoàn toàn không ý thức được việc mình lơ là nghĩa vụ kỷ luật.
Mỗi đứa trẻ sẽ mang dấu ấn của gia đình và cái bóng của cha mẹ.
Ma Ai, Giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, đã phân tích nhiều vụ án tội phạm vị thành niên và kết luận rằng chủ yếu là do vấn đề giáo dục gia đình. Nhiều vấn đề tưởng chừng như do trẻ em gây ra nhưng thực chất chúng lại "bắt rễ" từ chính cha mẹ chúng. Cha mẹ lạnh lùng khó có thể nuôi dạy những đứa con ấm áp, còn cha mẹ ích kỷ thì dễ nuôi dạy một đứa con ngổ ngáo. Khoảng cách giữa con cái và cái ác thực ra chính là cha mẹ chúng.
Có 4 kiểu gia đình khiến con cái lớn lên lạc lối:
Gia đình thiếu tình yêu và sự đồng hành
Giáo sư tâm lý học tội phạm Lý Mai Cẩn đã chỉ ra sau khi nghiên cứu sâu rộng về các vụ tội phạm vị thành niên: Đằng sau vô số vụ án là những tâm hồn vặn vẹo do sự giáo dục không đúng đắn. Nhiều tội phạm được chính cha mẹ nuôi dưỡng. Tình yêu và tình bạn quan trọng hơn nhiều so với học vấn và là nền tảng hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Tuổi thơ không có tình yêu, tình bạn giống như mảnh đất thiếu nắng, thiếu mưa. Khó ươm trồng một cây non khỏe mạnh.
Gia đình bạo lực
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng nói: Đừng mong đợi một đứa trẻ không được đối xử tốt trong những năm đầu đời sẽ tử tế với xã hội khi lớn lên. Đó là một thảm họa cho bất cứ ai gặp phải chúng. Những nắm đấm mà cha mẹ ném vào con không chỉ làm tổn thương thể xác và tinh thần của trẻ mà còn khắc sâu tính bạo lực và bốc đồng vào DNA của trẻ.
Gia đình nuông chiều
Ngoài ra, còn có một kiểu cha mẹ "dạy hư" con cái. Con cái có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn ở nhà, và cha mẹ sẽ đáp ứng những nhu cầu của chúng, dù hợp lý hay vô lý. Kiểu giáo dục này sẽ khiến trẻ hình thành ảo tưởng rằng "chúng có vô số quyền lợi", từ đó phát triển tính cách "ảo tưởng nuông chiều về quyền được hưởng" và gieo mầm mống xấu xa dẫn đến bi kịch.
Gia đình phớt lờ
Có một kiểu cha mẹ rõ ràng yêu thương con cái và sẵn sàng dành thời gian cho chúng. Nhưng họ luôn đối xử với con một cách tự cho mình là đúng, phớt lờ cảm xúc của con và không hề giao tiếp tình cảm với con. Những đứa trẻ không nhận được sự đáp lại từ cha mẹ sẽ tràn ngập sự cô đơn, tuyệt vọng và có thể nghĩ rằng mình không được yêu thương. Tính cách của những đứa trẻ như vậy dễ bị biến dạng cực độ và có nhiều khả năng sẽ lạc lối trong tương lai.
Có một câu nói kinh điển: Trên đời này, người lớn luôn mắc sai lầm, còn trẻ con thì phải trả giá. Khi trẻ em trưởng thành, mọi suy nghĩ và hành vi lệch lạc thực chất đã bị chôn sâu trong những năm tháng tuổi thơ. Đằng sau mọi vấn đề của trẻ không phải là bản chất mà là kết quả của môi trường sống tồi tệ.
Mỗi đứa trẻ xuất sắc không phải tự nhiên mà có mà là kết quả của cha mẹ. Thông qua tình yêu thương, sự quan tâm và sự hướng dẫn nhẹ nhàng nhưng vững chắc, chúng ta tạo dựng bến đỗ hạnh phúc cho con cái và giúp chúng lớn lên thành một người hạnh phúc, ấm áp và khỏe mạnh.
Bao nhiêu tuổi thì nên dạy con kỹ năng sống?
Kỹ năng sống không chỉ là hành trang giúp trẻ tự lập mà còn là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong tương lai.