Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại chủ yếu là do các ngân hàng đã cạn room tín dụng. Ví dụ như tại ngân hàng Vietcombank, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 đã đạt 9%, gần chạm chỉ tiêu tăng trưởng cả năm mà NHNN cho phép.
Bước sang các quý sau, lợi nhuận bất thường của các ngân hàng sẽ dần mờ nhạt, khi đó động lực tăng trưởng được kỳ vọng đến từ các yếu tố khác. Giới phân tích cho rằng động lực tăng trưởng của ngân hàng từ nay đến cuối năm 2022 dự báo sẽ đến từ 3 yếu tố bao gồm tín dụng tăng trưởng mạnh, thu nhập từ phí tăng và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.
Mặc dù hầu hết các NHTM đã hết room tín dụng, song với đề xuất từ các ngân hàng, Bộ phận phân tích SSI Research kỳ vọng NHNN sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lí, có thể là quý III năm nay. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 sẽ ở mức tương đối tích cực khi các chuyên gia kỳ vọng chỉ tiêu này có thể đạt 15%.
Bên cạnh đó, thu nhập từ dịch vụ thanh toán được dự báo sẽ phục hồi cùng với việc nối lại thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Trong khi đó, thị trường bancassurance dự báo sẽ tiếp tục sôi động.
Báo cáo mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, các chuyên gia cho rằng bancassurance sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng. Theo đó, khi hệ thống NHTM phát triển, thu nhập của các ngân hàng sẽ trở nên ít phụ thuộc hơn vào mảng cho vay, và thu nhập phí sẽ đóng vai trò quan trọng như một động lực thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng trong tương lai.
Còn theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán ACB, động lực cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong năm nay sẽ đến từ việc giảm áp lực trích lập dự phòng bên cạnh tăng trưởng tín dụng đạt mức cao.
Mặc dù có nhiều triển vọng, song phong độ quý tới của các ngân hàng sẽ có sự phân hóa. Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, với các ngân hàng có đặc điểm như đẩy mạnh tín dụng, hay nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (thông qua bancassurance, dịch vụ ngân hàng đầu tư, kinh doanh ngoại hối…) sẽ là những ngân hàng chiếm ưu thế.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng kể từ đầu tháng 5 đến nay. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua thu hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.
Theo khảo sát thực tế trên thị trường hiện nay, các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,3-0,8%/năm ở một số kỳ hạn. Tính đến tháng 6, câu lạc bộ các ngân hàng có lãi suất huy động trên 7% có thêm nhiều thành viên mới.
Các ngân hàng niêm yết mức lãi suất trên 7% hiện có Nam A Bank (7,4%/năm), Kienlongbank (7,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng), (7,2%/năm, từ 24 tháng), Viet Capital Bank (7%/năm, kỳ hạn 24 tháng), CBBank (7%/năm, từ 13 tháng),…
Theo các chuyên gia, lãi suất tiết kiệm có chiều hướng gia tăng tác động lên chi phí của các ngân hàng, nhất là khi nhu cầu tín dụng và đầu tư tăng lên, nhưng trước áp lực lạm phát trong nước, thì lãi suất tiền gửi khó giảm xuống.
Nhiều ngân hàng cho biết, lãi suất huy động tăng nhanh được xem là rủi ro của hoạt động ngân hàng và thu hẹp biên độ lãi ròng (NIM) của các nhà bằng trong 6 tháng cuối năm. Các chuyên gia phân tích của VNDirect đanh giá việc cải thiện NIM sẽ chậm lại, thậm chí giảm do các ngân hàng còn đang phải hỗ trợ lãi suất cho vay cho khách hàng trong bối cảnh hồi phục kinh tế sau dịch.
Nếu như trong mỗi trường lãi suất giảm, các ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng khả năng sinh lời trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhanh theo các chính sách của nhà điều hành, trong khi lãi suất cho vay giảm chậm hơn vì phụ thuộc vào ý chí và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, thì ngược lại khi mặt bằng lãi suất đi lên trở lại, các ngân hàng có thể đối mặt với không ít thách thức.
Áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi