Liệu Trung Quốc có một lần nữa ra tay 'giải cứu' kinh tế thế giới?

Không giống như đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, năm mà Trung Quốc tung ra nhiều gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 568 tỷ USD, lần này các nhà kinh tế không kỳ vọng điều đó. Điều mà các nhà phân tích trông chờ là nước này sẽ tăng xuất khẩu để giúp hạ nhiệt lạm phát toàn cầu.

Khủng hoảng bất động sản làm trầm trọng thêm vấn đề

Khi tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn trên toàn cầu chậm lại do lạm phát cao do Covid-19 và cuộc chiến ở Ukraina, nhiều nhà kinh tế đang hy vọng rằng Trung Quốc sẽ lại ra tay "giải cứu thế giới".

Nhưng, đây không phải là năm 2008, khi mà nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng một cách mạnh mẽ và một đợt kích thích kinh tế khổng lồ do chính quyền Bắc Kinh tung ra, đã giúp các nước phương Tây phục hồi nhanh hơn nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Lần này, khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc trầm trọng hơn nhiều khiến chính phủ nước này đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay và Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng trước cảnh báo rằng, hiện tại có rất ít các chính sách hỗ trợ nền kinh tế.

Liệu Trung Quốc có một lần nữa ra tay 'giải cứu' kinh tế thế giới? - Ảnh 1.

Sau chính sách "zero Covid", khủng hoảng bất động sản làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Hoạt động kinh doanh và tiêu dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị cản trở bởi chính sách "zero COVID" của Bắc Kinh khiến hàng ngàn nhà máy ở hàng chục thành phố ở nước này phải đóng cửa hàng tháng trời. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện không thích việc đảo ngược chính sách hà khắc vì lo sợ rằng điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Jacob Gunter, nhà phân tích cấp cao của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (MERICS) có trụ sở tại Berlin nói: "Từ trước đến giờ, Trung Quốc đã không chấp nhận sống chung với COVID như phần còn lại của thế giới. Vì vậy, sẽ có sự hỗn loạn về kinh tế nếu virus đột ngột quay trỡ lại nước này. Không có bất kỳ khả năng miễn dịch do họ từ chối nhập khẩu vắc xin mRNA - họ không có hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến và có rất nhiều sự do dự về vaccine".

Tệ hơn nữa, đợt siết chặt quản lý của chính phủ đối với các khoản nợ của các nhà phát triển bất động sản gần đây đã khiến một trong những nhà xây dựng lớn nhất của đất nước, China Evergrande, đến bờ vực phá sản, càng khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Người mua nhà Trung Quốc đã ngừng thanh toán các khoản thế chấp đối với các căn hộ chưa hoàn thiện, các khoản vay ngân hàng để mua bất động sản đã giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ qua và diện tích sàn nhà ở - một thước đo hoạt động xây dựng mới - giảm gần một nửa trong quý II.

Craig Botham, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Pantheon Macroeconomics cho biết: "Sự cố bất động sản là vấn đề lớn hơn [so với chính sách 'zero COVID'. Nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy nó có thể phục hồi nhanh chóng sau các đợt phong tỏa, nhưng thiệt hại do giá tài sản giảm trong lĩnh vực bất động sản chiếm đến 30% GDP còn nặng nề hơn nhiều. Các hộ gia đình, ngân hàng và chính quyền địa phương đều bị tổn hại".

Các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc dựa vào các khoản thanh toán trước để dùng cho các dự án bất động sản trong tương lai.

Liệu Trung Quốc có một lần nữa ra tay 'giải cứu' kinh tế thế giới? - Ảnh 2.

Lĩnh vực bất động sản chiếm đến 30% GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, không chỉ từ chối mở thêm các biện pháp kích thích tiền tệ cho đến khi lạm phát và đại dịch được kiểm soát mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong tuần này còn quyết định giảm lãi suất, sau khi chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tăng thấp hơn dự kiến và nhu cầu dầu giảm 10% so với cùng kỳ vào tháng Bảy.

Việc cắt giảm lãi suất không tạo ra sự khác biệt?

"Giảm lãi suất, Trung Quốc đã làm điều trái ngược với những gì đang xảy ra ở mọi nơi khác trên thế giới, nơi các quốc gia đang tăng lãi suất', ông Gunter nói và cho biết thêm rằng, người tiêu dùng Trung Quốc ngại chi tiêu vì lo sợ lại bị đưa vào diện phong tỏa bất cứ lúc nào và điều này sẽ khiến họ không có thu nhập.

Botham cho biết các đợt cắt giảm lãi suất mới nhất không tạo ra nhiều khác biệt đối với tăng trưởng kinh tế vì hai lý do.

"Một là chúng sẽ chỉ tác động ngay lập tức đến chi phí tài trợ của ngân hàng, không có yêu cầu chuyển chúng sang nền kinh tế thực. Thứ hai, và quan trọng hơn, là nhu cầu vốn vay đã giảm xuống. Tôi nghi ngờ PBoC [Ngân hàng Nhân dân của Trung Quốc] cảm thấy như họ phải có trách nhiệm làm điều gì đó, mặc dù họ biết rằng, bất cứ điều gì mà họ làm sẽ chỉ có tác động tối thiểu", ông nói.

Liệu Trung Quốc có một lần nữa ra tay 'giải cứu' kinh tế thế giới? - Ảnh 3.

Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất theo các chuyên gia là không hiệu quả.

Với triển vọng các đợt kích thích kinh tế bị trì hoãn, chính quyền trung ương đã tìm cách thu hút sự chú ý khỏi chính quyền trung ương, đồng thời yêu cầu các chính địa phương làm nhiều hơn nữa để giúp ổn định tăng trưởng và thúc đẩy cơ hội việc làm, vốn đã vấp phải sự hoài nghi.

Botham cảnh báo: "Các chính quyền địa phương có bảng cân đối kế toán đầy lỗ hổng và không thể làm được nhiều hơn thế. Chúng ta cần chính quyền trung ương vào cuộc", đồng thời nhà phân tích Kinh tế vĩ mô của Pantheon này cũng kêu gọi chuyển từ các biện pháp từ phía cung sang phía cầu.

Vào tháng 5, Bắc Kinh đã công bố chính sách 50 biện pháp để giúp các khu vực phục hồi sau một thời gian bị phong tỏa, bao gồm giảm thuế cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng và các khoản trợ cấp khác. Tuần này, ông Lý Khắc Cường đã đến thăm trung tâm công nghệ phía Nam của Thâm Quyến và theo những gì ông nói là "một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế kinh tế trước cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng này".

Ông Tập Cận Bình chịu áp lực trước cuộc họp quan trọng vào cuối năm

Áp lực đang tăng lên đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi một tờ báo được nhà nước hậu thuẫn, Financial News, có một bài đăng trên trang nhất nói về các chính sách hỗ trợ tăng trưởng mới trong tuần này.

Liệu Trung Quốc có một lần nữa ra tay 'giải cứu' kinh tế thế giới? - Ảnh 4.

Ông Tập chịu nhiều áp lực trước kỳ họp quan trọng, kỳ họp mà ông có thể được bào vào chức vụ cao nhất Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.

Dẫn lời Wen Bin, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Minsheng Trung Quốc, bài báo trên Financial News cho rằng, Bắc Kinh nên sử dụng nhiều biện pháp kích thích hơn để thúc đẩy nhu cầu. Bài báo cũng kêu gọi có nhiều chính sách và biện pháp hơn đối với thị trường bất động sản mà họ cho rằng sẽ thúc đẩy sự phục hồi trong sản xuất và tiêu dùng.

Sự kháng cự đối với một biện pháp kích thích mới có thể giảm bớt trong vài tháng tới khi Chủ tịch Tập Cận Bình được bầu lại làm lãnh đạo Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo tờ Ming Pao của Hong Kong, hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào tháng 11, nhiều khả năng sẽ thông qua nhiệm kỳ thứ ba cho ông Tập.

Không giống như năm 2008, khi khoản kích thích tiền tệ trị giá 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (586 tỷ USD) của Trung Quốc đã giúp ổn định nền kinh tế toàn cầu, tác động của bất kỳ chính sách mở rộng nào trong tương lai của Bắc Kinh có thể sẽ bị hạn chế đối với phương Tây, Botham nói. Nhưng ông cũng nói rằng, các gói kích thích kinh tế, nếu có, của Trung Quốc có thể giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt vốn đang ảnh hưởng đến tăng trưởng ở phương Tây.

Cũng theo vị chuyên gia này, Trung Quốc sẽ không giải cứu nền kinh tế toàn cầu trong chu kỳ này nhưng sự tập trung vào các chính sách trọng cung và giảm cầu của nước này sẽ khiến xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cải thiển trong những tháng tới và điều này sẽ giúp lạm phát toàn cầu hạ nhiệt.

N.MINH