Ở mỗi gia đình, tình cảm ông bà dành cho cháu nội và cháu ngoại thường rất khác nhau. Tuy nhiên, trong gia đình tôi, sự phân biệt đối xử này đã trở nên quá rõ ràng, mà lý do mẹ chồng tôi đưa ra mới nực cười: "Cháu nội gần kề, ngày nào chả chăm, cháu ngoại thi thoảng mới về, con gái cũng thiệt thòi hơn con trai".
Có mấy lần bọn trẻ chơi cùng nhau có tranh cãi thì bà nội cũng chỉ quát con tôi, nói lớn không biết nhường em rồi thì mình là anh trai càng phải biết bảo vệ em gái.
Ảnh minh họa (AI) |
Hôm ấy, nhà em chồng về chơi, mẹ chồng tôi đi chợ và mua cho cháu gái một cái váy rất xinh, còn cháu trai – con tôi thì chỉ được một gói bim bim. Con trai tôi có chút thắc mắc, nó hỏi thì bà bảo: "Con trai có mặc được váy đâu mà đòi". Lời nói ấy khiến tôi cảm thấy rất bất công cho con mình, dù biết rằng đồ chơi hay quần áo không thể đem lại hạnh phúc đích thực nhưng chúng vẫn là biểu tượng của sự quan tâm.
Không muốn con nghĩ ngợi, tôi nói với thằng bé: "Đúng rồi váy chỉ con gái mới mặc chứ, con vẫn thích bim bim con cá còn gì. Bà biết con thích bà mới mua đấy. Con lấy kéo cắt gọn rồi đổ ra cái bát, hai anh em cùng ăn". Nói xong, tôi cầm cái vỏ bim bim kéo phẳng phiu đưa cho con trai và dặn dò tiếp: "Cất đi con, cất vào bộ sưu tập vỏ bim bim của con mỗi khi bà mua ấy. Bao giờ đầy hộp rồi mẹ con mình làm thủ công thành vật kỉ niệm nhé".
Dù tôi vừa nói vừa cười nhưng thấy sắc mặt mẹ chồng lại không hề vui. Rõ ràng bà đã hiểu được sự ẩn ý của những lời tôi nói. Bà cười gượng gạo, có lẽ không nghĩ rằng tôi sẽ lưu lại những vỏ bim bim như một cách nhắc nhở bà về sự phân biệt đối xử không công bằng này. Chắc hẳn, bà không nhớ nổi bao nhiêu lần mình đã mua bim bim cho cháu, nhưng đối với tôi và con trai tôi, mỗi chiếc vỏ bim bim lại chứa đựng cả một câu chuyện tình cảm.
Ảnh minh họa |
Tôi hiểu, mẹ chồng tôi yêu thương tất cả các cháu, nhưng đôi khi, bà không nhận ra rằng hành động của mình lại vô tình tạo nên sự phân biệt, làm tổn thương tình cảm trong gia đình. Hy vọng rằng, từ những sự việc nhỏ như thế này, bà sẽ nhìn nhận và thay đổi cách yêu thương sao cho công bằng hơn, để mỗi đứa cháu đều cảm nhận được tình yêu vô bờ bến từ ông bà.
Và tôi - một nàng dâu sống chung với mẹ chồng tin rằng, mình cũng có trách nhiệm giáo dục con cái về ý nghĩa của sự quan tâm và công bằng. Tôi mong muốn xây dựng gia đình mình trên nền tảng tình yêu thương chân thành và bình đẳng, nơi mà không có cháu nội cháu ngoại, chỉ có tình thân yêu thương không giới hạn.
Cách Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, Dianka lấy lòng mẹ chồng, khéo thế này hội cầu thủ chả mê tít
Dàn WAGs Việt đăng ảnh mẹ đẻ nhưng không quên nói lời yêu thương mẹ chồng.