Mua sắm trực tuyến trên smartphone tại Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Tổng số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 12,7 tỷ, cao nhất từ trước đến nay.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người dùng, trong đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam luôn ở mức duy trì sự tăng trưởng kể từ đầu năm đến nay. Bách hóa và chăm sóc sức khỏe là hai ngành hàng có sự tăng trưởng tốt nhất trong 6 tháng đầu 2020.

Theo số liệu từ iPrice Group và SimilarWeb, sau 6 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website bách hóa tăng hơn 41%, còn website ngành hàng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng 21%.

Tuy nhiên, ngành thời trang lại khá ảm đạm với mức giảm sâu 29% so với Quý 1. Ngành hàng thiết bị di động cũng giảm đến 13%. Riêng điện máy trở lại mức tăng 10%. 

Mua sắm trực tuyến trên smartphone tại Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Trên sàn TMĐT,  bách hóa và thực phẩm tươi sống đang là hướng cạnh tranh dài hạn, điều này tạo ra một động lực phát triển lớn cho ngành bách hóa trực tuyến nhất nhất là khâu hậu cần giao vận.

Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ mang tên TikiNGON.

Trong đợt cao điểm dịch, các sàn TMĐT đã giảm các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo và đẩy mạnh hoạt động livestream và game trên ứng dụng di động nhằm  tăng tương tác và tăng lượng người sử dụng ứng dụng. 

Tổng số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 12,7 tỷ, cao nhất từ trước đến nay và tăng 43% so với trước đó. Việt Nam xếp thứ 3 sau Philippines và Thái Lan về tốc độ tăng trưởng, top 3 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Indonesia và Thái Lan) về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến.

Cuộc chiến này đã được dự báo từ trước, cụ thể là cuối năm 2019, các sàn TMĐT đã có nhiều thử nghiệm phát triển mua sắm trên di động. Đến đầu năm 2020, khi đại dịch bùng phát, lệnh giãn cách xã hội được thực hiện, người dân cũng dần có thói quen giải trí trực tuyến nhiều hơn. Điều này giúp các sàn TMĐT áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm thời gian qua.

Trong nửa đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua điện thoại di động đạt tại Việt Nam đạt tới con số hơn 472 triệu giao dịch, với giá trị 4,9 triệu tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 178% và 177% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nielsen cho biết 57% người dân Việt Nam sẵn sàng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tiếp cận với sản phẩm mới, 43% người Việt nói sẽ sử dụng các app để điều hướng trong cửa hàng cho các sản phẩm và chương trình khuyến mãi. 

Dù vậy, các doanh nghiệp ngoại vẫn là người nắm giữ cuộc chơi. Theo iPrice Group và App Annie, top 10 ứng dụng mua sắm trực tuyến được sử dụng nhiều nhất Việt Nam trong Quý 2 vẫn lần lượt thuộc về Shopee, Lazada, Tiki và Sendo hay các ứng dụng nước ngoài.

Thanh Mai

WB dự đoán Việt Nam đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong RCEP

WB dự đoán Việt Nam đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong RCEP

Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).