Mục tiêu 15.000 điểm tiêm, 150 triệu liều tiêm Vaccine chống chọi dịch

Chiến dịch được triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi. Với 15.000 điểm tiêm chuẩn và hơn 150 triệu liều vaccine để cố gắng chống chọi với dịch bình thường mới sớm nhất.

Thường trực Ban Chỉ đạo đã bàn và thống nhất rà soát, có chỉ đạo cụ thể về việc tạo điều kiện tối đa cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp nếu có đầu mối tiếp cận, mua được vắc xin thì đưa về Việt Nam thật nhanh.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã xử lý hàng trăm đề nghị, gặp gỡ hàng chục doanh nghiệp muốn được nhập khẩu vắc xin

nhưng sau khi tìm hiểu thì tất cả các nguồn cung vắc xin đều đã có tiếp xúc trực tiếp với Bộ Y tế. Vì vậy, Bộ Y tế lưu ý, những tổ chức, cá nhân khi tiếp xúc với các đơn vị trung gian chào bán vắc xin phòng Covid-19 cần thận trọng, chỉ làm việc khi nhà cung cấp trung gian có giấy ủy quyền chính thức của nhà sản xuất. Đối với việc nhập khẩu vắc xin của TP.HCM, căn cứ đề nghị, nhu cầu của thành phố, Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với nhà cung cấp được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất và thành phố. Bộ Y tế và các cơ quan thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo một lần nữa nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm vẫn còn tình trạng tranh mua vắc xin trên thế giới, nhất là trước tháng 10.2021. Các địa phương, doanh nghiệp phải hết sức cân nhắc, thận trọng khi tiếp cận thông tin về nguồn vắc xin, tránh tình trạng nhà sản xuất cam kết bán nhưng không giao vắc xin trong năm 2021 và sang năm 2022 mới có. Bởi dự kiến sang năm 2022 thị trường vắc xin phòng Covid-19 sẽ có thay đổi.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm 1.991.059 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 89.833 người.Riêng trong ngày 17/6 có thêm 200.263 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 51 tỉnh/Thành phố.

Cập nhật về các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19, sau hơn 3 tháng triển khai tiêm trên cả nước, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW Dương Thị Hồng cho biết: Vắc xin COVID-19 cũng như bất kỳ một loại vắc xin nào khác, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định, bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh; và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời”. Đến nay, trong số người đã tiêm, khoảng 14 - 20% có phản ứng sau tiêm, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin đã xảy ra, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Sáng 18/6, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất rà soát, chỉ đạo cụ thể về việc tạo điều kiện tối đa cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp nếu có đầu mối tiếp cận, mua được vắc xin thì đưa về Việt Nam thật nhanh. Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua cơ quan này đã xử lý hàng trăm đề nghị, gặp gỡ hàng chục doanh nghiệp muốn được nhập khẩu vắc xin nhưng sau khi tìm hiểu thì tất cả các nguồn cung vắc xin đều đã có tiếp xúc trực tiếp với Bộ Y tế.

Vì vậy, Bộ Y tế lưu ý những tổ chức, cá nhân khi tiếp xúc với các đơn vị trung gian chào bán vắc xin phòng COVID-19 cần thận trọng, chỉ làm việc khi nhà cung cấp trung gian có giấy ủy quyền chính thức của nhà sản xuất.

Hiện tại ghi nhận Tp.HCM đang dẫn đầu về số ca nhiễm bệnh. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM vào trưa 19/6. Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: "Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài, quyết tâm sau một tuần tới, thành phố có thể khống chế được dịch bệnh".

Nhật Hạ