Mỹ và NATO đang làm gì trước xung đột của Nga và Ukraine?

Duy trì sự mơ hồ chiến lược để kiềm chế hành động của đối phương hay làm rõ lập trường của mình, nhằm tránh tính toán sai lầm có thể xảy ra.

Một số nhà hoạch định chính sách của NATO ở châu Âu cho rằng hiện nay, có quá nhiều tuyên bố công khai về những việc liên minh này sẽ không thực hiện. Họ cho rằng NATO cần có một hướng tiếp cận linh hoạt hơn, đó là không công khai loại bỏ bất kỳ khả năng nào.

Những cuộc thảo luận trong NATO hiện đã mở rộng ra với 2 vấn đề, đó là phương Tây sẽ làm gì cho Ukraine và thứ hai là cách tốt nhất để tăng cường khả năng phòng thủ của NATO trong lãnh thổ của mình là gì.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Getty

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đã lưu ý về sự nguy hiểm nếu NATO cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine: “Đó sẽ là một quyết định hoàn toàn nguy hiểm và cực kỳ liều lĩnh. Chiến dịch quân sự vẫn đang diễn ra. Bất kỳ sự tiếp xúc nào với quân đội NATO đều có thể dẫn đến những hậu quả dễ hiểu và khó sửa chữa”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thì cho rằng việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Ukraine theo đề xuất của Ba Lan sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ trực tiếp giữa quân đội Nga và các lực lượng của liên minh.

Mỹ cũng khẳng định rõ rằng nước này sẽ không can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Mỹ đã phản ứng với cuộc chiến ở Ukraine bằng cách thực hiện những biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm vào nền kinh tế Nga và cung cấp nhiều vũ khí phòng thủ cho Ukraine.

Hôm 18/3, Bloomberg đưa tin, Mỹ và các đồng minh đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp với Nga để tránh xung đột (giữa Nga và NATO) có thể xảy ra do những sự hiểu lầm ở biên giới Ukraine.

NATO cho rằng các yếu tố nhằm đảm bảo sự răn đe của liên minh này vẫn đang hoạt động. Hiện chưa có cuộc không kích nào của Nga nhằm vào các trung tâm hậu cần trên lãnh thổ NATO, những cơ sở đang hỗ trợ tổ chức các đợt vận chuyển quân sự sang Ukraine.

Chưa có cuộc tấn công mạng nào nhằm vào các nước NATO - điều mà một số nhà hoạch định chính sách lo ngại có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Nga. Các nhà lãnh đạo NATO cho biết các cuộc tấn công mạng có thể kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể của Hiệp ước NATO song họ không nói rõ sẽ tiến hành như thế nào.

Một số nhà quan sát cho rằng chính quyền Tổng thống Biden vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán với Nga. Hồi đầu tháng 12/2021, ngay khi Nga bắt đầu tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine, Tổng thống Biden đã khẳng định rằng "ý tưởng Mỹ đơn phương sử dụng vũ lực đối đầu với Nga nếu nước này tấn công Ukraine không nằm trong các lựa chọn hiện nay".

Một số quan chức Đông Âu cho biết họ lo ngại về việc sẽ không có đủ khả năng phản ứng cần thiết nhằm tăng cường binh lính và trang thiết bị tới những nước NATO dễ bị ảnh hưởng.

Tổng thống Biden không phải nhà lãnh đạo NATO duy nhất cố gắng làm rõ về những giới hạn của liên minh này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng nhiều lần khẳng định rõ về lập trường của nước này.

Hôm 23/3, ông Scholz đã tuyên bố trước Quốc hội rằng: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận những yêu cầu về việc thiết lập vùng cấm bay. NATO sẽ không trở thành một bên trong cuộc chiến này".

Cuộc tranh luận về việc làm thế nào để duy trì sức ép lên Nga, trong khi cố gắng tránh leo thang căng thẳng đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những cuộc gặp của các nhà lãnh đạo phương Tây ở Brussels.

Các nước Đông Âu có biên giới tiếp giáp với Nga như Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia đang đề nghị tăng cường lực lượng và các hệ thống phòng không tiên tiến hơn. Những người ủng hộ lập trường của chính quyền Tổng thống Biden ở Washington cho rằng, những cuộc thảo luận trong tuần này ở châu Âu sẽ giúp hàn gắn những chia rẽ đang tồn tại bên trong NATO.

Thanh Mai

Canada dự kiến tăng sản lượng dầu lên 5% trong năm 2022

Canada dự kiến tăng sản lượng dầu lên 5% trong năm 2022

Ngày 24/3, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết, nước này có kế hoạch tăng xuất khẩu dầu và khí đốt trong năm nay lên 300.000 thùng / ngày trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang nguồn cung mới.