Trước đây, nếu bạn muốn đặt giao hàng từ một nhà hàng, trước tiên bạn phải biết nhà hàng đó ở đâu, tìm thông tin liên hệ của họ, xem thực đơn và lựa chọn các hình thức thanh toán cũng như giao hàng.
Đến năm 2010, dịch vụ giao đồ ăn ra đời và mở đầu cho làn sóng dịch vụ kỹ thuật số di động thứ hai. Ban đầu, các dịch vụ tập trung vào việc tiếp cận số đông những người thích dùng bữa tại một không gian riêng tư nào đó, thay vì ăn uống tại nhà hàng.
Tuy nhiên, khi các dịch vụ giao đồ ăn phát triển, hoạt động kinh doanh của họ chuyển từ định hướng mua đồ ăn từ nhà hàng và giao cho khách, sang định hướng thu hút khách hàng và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Hiện tại, thay vì được các dịch vụ này thu hút, các nhà hàng phải đấu tranh vì dịch vụ kém, phí quá đắt và một thị trường thao túng giá kỳ quái đã hạn chế sự nhanh nhạy của các nhà hàng.
Và hầu hết các nhà khai thác lớn, như Grab, Uber, FoodPanda, Gojek, đều có mục đích hoạt động giống nhau.
Các điều khoản nghiêng về lợi ích của nền tảng giao hàng
Thông thường, khi các nhà hàng đăng ký tham gia vào nền tảng, họ phải ký một hợp đồng độc quyền, nhằm hạn chế khả năng một nhà hàng được niêm yết trên các nền tảng cạnh tranh. Ngoài ra, các nhà hàng không được phép đưa ra các mức giá khác nhau giữa thực đơn giao đồ ăn và ăn tại chỗ.
Các nền tảng giao hàng đang từng bước nắm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, trước các chủ nhà hàng.
Một hợp đồng giao đồ ăn điển hình bao gồm khoản phí từ 30% doanh thu trở lên, từ số tiền thực có của món ăn, cam kết không bán dưới giá và điều khoản độc quyền hạn chế cạnh tranh công bằng. Đổi lại, các nhà hàng được niêm yết trên nền tảng, cùng với hàng trăm đối thủ khác.
Cách đây nhiều năm, khi các dịch vụ giao hàng phát triển, người ta có thể tin cậy và liên hệ với tổng đài để giải quyết các vấn đề. Nhiều nhiều nhà hàng thậm chí còn cung cấp bao bì cho thực phẩm.
Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết các nhà hàng được niêm yết trên nhiều trang web, bao bì giao hàng miễn phí đã biến mất và các dịch vụ giao đồ ăn đang đẩy mạnh việc tăng phí từ 30% lên 40%.
Tất cả những điều này xảy ra khi các nhà hàng đang gặp khó khăn do các biện pháp giãn cách xã hội và việc giao thức ăn đang tăng trưởng bùng nổ.
Để có một cái nhìn toàn diện, chúng ta phải xem xét một số tiêu chuẩn cơ bản khi vận hành một nhà hàng. Theo 7Shifts, một nhà hàng điển hình sẽ có các chi phí hoạt động hàng tháng như sau:
- Tiền thuê và các tiện ích (điện, nước, internet, cáp, điện thoại): 5% - 10% doanh thu
- Chi phí thực phẩm: 25% - 40% doanh thu thực phẩm
- Chi phí nhân công: Khoảng 30% doanh thu
iChefClubSG cho biết: “Ba chi phí chính (tức là nhân lực, tiền thuê và giá vốn hàng hóa) không được vượt quá 70% tổng doanh thu”.
Ngoài ra, các nhà hàng còn phải trả thêm các chi phí như xây dựng thương hiệu và tiếp thị, đóng gói, công nghệ thông tin, bảo trì, đào tạo... Do đó, nhiều nhà hàng rất có thể hoạt động dưới 10% lợi nhuận. Áp dụng phép toán đó vào mô hình dịch vụ giao đồ ăn, có thể thấy nhiều nhà hàng đang phải chịu thua lỗ chỉ để được niêm yết trên nền tảng.
Đâu là hướng đi tốt nếu không niêm yết trên các nền tảng giao hàng?
Trong hầu hết các trường hợp, tốt hơn hết là các nhà hàng nên tự giao hàng trực tiếp. Mặc dù làm như vậy có nghĩa là sẽ không còn được hiển thị trên các nền tảng giao đồ ăn.
Với phần nhỏ tiết kiệm được này, các nhà hàng có thể sử dụng quảng cáo của Google và Facebook để quảng bá, từ đó tăng khă năng kiểm soát chất lượng hơn.
Nếu một nhà hàng có thương hiệu hoặc sản phẩm khác biệt, khách hàng cũng có thể trực tiếp biết đến nhà hàng.
Trong khi đó, việc niêm yết trên các dịch vụ giao đồ ăn đặt mọi nhà hàng vào cuộc cạnh tranh trực tiếp, nơi người tiêu dùng chủ yếu bị thúc đẩy bởi giá cả và sự lựa chọn, hơn là chất lượng và thương hiệu.
Điều này có nghĩa là các nhà hàng non trẻ phải cạnh tranh với những nhà hàng lâu năm và đã được tối ưu hóa đặc biệt cho cấu trúc chi phí thấp. Thậm chí, một số nhà hàng trong số này thuộc sở hữu của chính các dịch vụ giao đồ ăn.
Các dịch vụ giao đồ ăn sử dụng các chính sách ưu đãi và giảm giá để làm xáo trộn các nhà hàng và ưu tiên các nhà hàng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn. Điều này đối lập trực tiếp với các điều khoản hợp đồng của chính họ, khi ngăn các nhà hàng có giá tại chỗ thấp hơn giá được liệt kê trên ứng dụng.
Bạn trả tiền cho ngành F&B, chứ không phải công nghệ
Dịch vụ giao đồ ăn không được khai sinh trong ngành F&B. Thay vào đó, chúng là sản phẩm trí tuệ của một ngành công nghệ đang khao khát biến mọi ngành có thể thành thị trường và họ đóng vai trò của người tổng hợp, chuyên gia công nghệ thông tin và người trung gian.
Chính mô hình kinh doanh của các nền tảng đã thao túng các doanh nghiệp và biến lượt xem, lượt nhấp thành lợi nhuận. Đây có thể cơ hội cho các nhà hàng. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp, các nền tảng giao hàng tồn tại để thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm và cuối cùng là "nuốt chửng" các nhà hàng.
Nhiều khách hàng cũng không nhận ra rằng, các nhà hàng yêu thích của họ đang phải hy sinh để có thể được niêm yết trên nền tảng. Ngoài việc hạn chế lợi nhuận đến mức buộc các nhà hàng phải rơi vào tình thế đỏ, việc mua hàng từ dịch vụ giao đồ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của tất cả các thành viên trong nhóm, bao gồm nhân viên phục vụ, đầu bếp, phụ bếp, chủ sở hữu...
Do đó, hãy cân nhắc rằng, bất cứ thứ gì bạn đặt hàng, 30% trở lên dành cho dịch vụ giao đồ ăn chỉ đơn giản là cho phép bạn khám phá nhà hàng đó, xử lý thanh toán và tổ chức giao hàng.
Nhiều nhà hàng hiện đã xây dựng nền tảng kỹ thuật số của riêng mình, để xử lý thanh toán và giao hàng theo cùng một cách.
Nếu bạn thực sự yêu thích món ăn mà bạn đang đặt, hãy làm cho nhà hàng đó thật vững chắc, bằng việc đặt hàng trực tiếp. Điều này có nghĩa là, bạn đang giúp họ duy trì hoạt động kinh doanh và giữ số tiền đó ở nơi hợp lý: trong ngành F&B, chứ không phải ngành công nghệ.