Ngũ Hành có ý nghĩa như thế nào trong đời sống

Ngũ hành và các quy luật Ngũ Hành có sự gắn bó mật thiết với đời sống chúng ta trên nhiều phương diện như nhân tướng, màu sắc, con số… Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt, hiểu và áp dụng chính xác quy luật này một cách đúng đắn.

Ngũ hành và các quy luật Ngũ Hành có sự gắn bó mật thiết với đời sống chúng ta trên nhiều phương diện như nhân tướng, màu sắc, con số… Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt, hiểu và áp dụng chính xác quy luật này một cách đúng đắn. Vậy Ngũ Hành có mối liên hệ với cuộc sống như thế nào? Hãy cùng TopenLand đọc bài viết dưới đây: Ngũ Hành hình tướng trong nhân tướng; Ngũ Hành trong phong thủy nhà ở, Ngũ Hành trong y học cổ truyền.

1.    Ngũ Hành hình tướng1  trong nhân tướng học

Trong cách phân loại Ngũ Hành hình tướng, người ta phân ra thành 5 mẫu người Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ điển hình với các đặc điểm tướng người và tính cách khác nhau. Hiểu rõ các đặc điểm này, bạn có thể dễ dàng ứng dụng chúng trong việc đánh giá sơ bộ một người và có cách ứng xử phù hợp với kiểu người đó.

 

ngu hanh-01

 

ngu hanh-02

 

ngu hanh-03

 

ngu hanh-04

 

ngu hanh-05

 

2.    Ngũ Hành trong phong thủy nhà ở

Thuyết Ngũ Hành có ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy nhà cửa. Tùy theo từng bản mệnh mà chúng ta cần chú ý từ việc chọn hướng nhà, hướng phòng, nội thất, màu sắc nhà cửa cho đến số tầng cho phù hợp. 
Cụ thể như sau:

 

ngu hanh-06

 

ngu hanh-07

 

ngu hanh-08

 

ngu hanh-09

 

ngu hanh-10

 

3.    Ngũ Hành trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền thì học thuyết Ngũ hành chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh. 

 

ngu hanh-11


-    Về chẩn đoán2 
Thầy thuốc sẽ dựa vào sắc mặt, vị và mạch đập của người bệnh mà chẩn đoán bệnh trạng. Ví dụ: Người bệnh có sắc mặt xanh (Mộc), nhợt nhạt, thèm chua mạch huyền có thể là can bệnh (bệnh gan). Những người có sắc vàng (Thổ) là chứng bệnh thuộc tỳ (Lách), sắc trắng (Kim) bệnh thuộc phế (phổi), sắc đen (Thủy) có thể thuộc thận, sắc đỏ (Hỏa) thuộc bệnh tâm (tim). 

-    Về điều trị
Bằng cách sử dụng học thuyết Ngũ hành để chẩn đoán bệnh thì các thầy thuốc sẽ dựa vào đó để điều trị và khống chế bệnh. 
•    Theo quy luật tương sinh: Áp dụng nguyên lý “Con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con”3 
Gọi là “mẹ” tức là chỉ hành đó có tác dụng sinh ra hành kia; gọi là “con” tức là chỉ hành này được hành khác sinh cho. Ví dụ: Mộc sinh Hỏa thì Mộc tức là mẹ của Hoả, Hỏa sinh Thổ tức Thổ là con của Hỏa. Có nghĩa là nói bất cứ một hành nào trong Ngũ Hành đều có quan hệ mẹ, con với các hành khác.
Do đó, áp dụng nguyên lý trên thì khi tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ. Ví dụ phế hư (như các bệnh lao phổi, bệnh viêm phế quản mãn...) thì phải bổ tạng tỳ để dưỡng phế vì tỳ là mẹ của phế. Ngược lại, nếu tạng mẹ thực thì tả vào tạng con. Vì vậy, nếu bị phế thực (như bệnh hen phế quản) thì phải tả vào tạng thận vì thận là con của phế.
•    Theo quy luật tương thừa, tương vũ: Tìm nguồn gốc chính của bệnh. 
Dựa vào bảng sự quy nạp vào ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người thì can Mộc khắc tỳ Thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, tiêu chảy do thần kinh. Do đó, khi chữa trị ta phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ).

Hiểu về ý nghĩa và sự ảnh hưởng của Ngũ Hành trong đời sống sẽ giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích trong việc hiểu cơ bản về bệnh lý, cách chữa; cũng như phần nào nhân tướng, tính cách con người hoặc cách ứng dựng chúng trong phong thủy nhà ở. Từ đó, bạn dễ tiếp nhận việc khám chữa bệnh hơn, phán đoán tốt và ứng xử linh hoạt với mọi người hơn và cũng chủ động hơn trong việc áp dụng phong thủy, mang lại nhiều tài lộc, sức khỏe, may mắn, bình an cho gia đình.

Ghi chú:
(1) Hình tướng: Hình dáng tổng thể bề ngoài, bề mặt của hiện tượng thế gian trong đó có con người.
(2) Tâm - can - tỳ - phế - thận: Theo Đông y, đây là 5 cơ quan đảm nhận nhiệm vụ co bóp, chứa đựng và chuyển hóa. Năm cơ quan này thuộc nhóm Tạng, và được gọi chung là “Ngũ tạng”. Trong đó, tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật).
(3) Con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con: Trong đó, Hư có nghĩa là thiếu hụt cần phải bổ sung; Thực có nghĩa là thừa cần phải bỏ bớt; Bổ là dẫn sự nuôi dưỡng từ mẹ sang con sẽ đạt kết quả tốt hơn; Tả là tránh can thiệp không đáng vào mẹ, đồng thời giảm bớt sự thái quá ở con mà tự mẹ sẽ bớt cái thực đi.

Những nội dung trong bài chia sẻ này chỉ nhằm cung cấp thông tin mang tính tham khảo về các vấn đề đang được quan tâm mà không nhằm mục đích cung cấp tư vấn về pháp luật và các dịch vụ chuyên môn khác. Kết quả và ảnh hưởng của việc áp dụng các nội dung chia sẻ có thể khác nhau rất lớn trong những tình huống cụ thể. Do đó, chúng tôi khuyến cáo anh chị không sử dụng những nội dung này để thay thế cho nội dung chuyên môn từ các chuyên gia tư vấn. 

D.T