Công ty CP Nước mặt sông Đuống vừa có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, người đại diện pháp luật hiện tại là ông Tạ Đức Hoàng, vai trò Giám đốc, Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, thay thế vị trí của bà Đỗ Thị Kim Liên.
Shark Liên thôi chức Tổng Giám đốc. |
Ba thành viên của Hội đồng quản trị mang quốc tịch Thái là ông Wisate Chungwatana, ông Viva Jiratikarnsakul, bà Jareeporn Jarukornsakul. Ngoài ra, trong Ban kiểm soát cũng có thêm một đại diện quốc tịch Thái là Natthapatt Tanboon-ek.
Theo danh sách tính đến ngày 4/11, người Thái chiếm áp đảo thành viên của Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống: Ông Wisate Chungwatana (SN 1967 - Thành viên Hội đồng quản trị); ông Vivat Jiratikarnsakil (SN 1956 - Thành viên Hội đồng quản trị); bà Jareeporn Jarukornsakul (SN 1967 - Thành viên Hội đồng quản trị) và ông Natthapatt Tanboon-Ek (SN 1975 - Thành viên Ban Kiểm soát).
Đây là điều dễ hiểu bởi theo cơ cấu tỷ lệ nguồn vốn của công ty có đến 34% là của Công ty WHA Utilities & Power (Whaup - thuộc sở hữu của bà Jareeporn Jarukornsakul) của Thái Lan, vốn nhà nước chiếm 15%, vốn tư nhân 15%.
Whaup là một công ty thành viên của Tập đoàn WHA – Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan. Vào tháng 10, Whaup đã công bố việc hoàn tất mua lại 2.073,19 tỷ đồng để mua lại hơn 33,98 triệu cổ phần (tương ứng với 34% vốn điều lệ) của CTCP Nước mặt Sông Đuống từ ông Đặng Tất Thắng. Theo thông báo của Whaup, Aqua One hiện chiếm tổng là 41% vốn điều lệ của Nước mặt Sông Đuống.
Với cơ cấu hiện tại, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty CP Nước Mặt Sông Đuống vẫn do Aqua One nắm giữ.
Thông tin đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP nước mặt sông Đuống bao gồm: các cổ đông sáng lập như Công ty TNHH Một thành viên Quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam; Công ty TNHH Một thành viên nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và du lịch, Công ty VIAC Limited Partnership.
Cơ cấu cổ đông của Công ty CP nước mặt sông Đuống. |
Theo đăng ký mới nhất, Công ty CP nước mặt Sông Đuống chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là khai thác, xử lý và cung cấp nước.
Việc giá nước của nhà máy sông Đuống được chấp thuận giá bán nước sạch tối đa 10.246 đồng/m3 từ, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm gây ra nhiều tranh cãi vì sự chệch lệch nhiều so với nhà máy nước sông Đà và gây ảnh hưởng đến một số công ty bán nước sạch.
Trước đó, vào ngày 12/11, ông Nguyễn Việt Hà – Giám đốc Sở tài chính Hà Nội cho biết, do nhà máy nước sông Đuống có mức chi phí đầu tư hơn 4000 tỷ đồng, chủ đầu tư phải huy động 3.998 tỷ, chính vì vậy số lãi phát sinh được tính vào giá nước.
Quy hoạch nhà máy nước sông Đuống. |
Khi có thông báo giá nước thực bán cho hai nhà máy nước sạch Hà Nội của Nhà máy nước mặt Sông Đuống sẽ là 7.700 đồng/m3, liên ngành đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về phương án bù giá. Tuy nhiên vào ngày 15/11, Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội, khẳng định không bao giờ thành phố bù giá mua nước sạch sông Đuống và không có lợi ích nhóm trong vụ việc này.
Trao đổi với báo chi bên hành lang Quốc hội, ông Hồ Đức Phước, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết Nhà máy nước mặt sông Đuống là dự án xã hội hóa dịch vụ vì vậy là dự án do tư nhân đầu tư, quản lý và sử dụng, không thuộc phạm vi kiểm toán Nhà nước.
Dân Hà Nội có nguy cơ phải mua nước sạch đắt hơn gấp nhiều lần?
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã chỉ đạo Sở Tài chính nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh giá nước.