Nguyễn Quang Thạch: Chuyến đi này là thước đo để thấy được sự trưởng thành

Tôi luôn nhớ khoảnh khắc tôi cầm lá cờ của Chương trình Sách hóa Nông thôn trong 30 giây và nói rằng “Tôi muốn bước chân của tôi in dấu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Châu Phi để giúp trẻ em nông thôn có sách đọc”.

Chiều 15-10, Nguyễn Quang Thạch, người miệt mài 20 năm” cõng sách về làng” lên đường sang Ấn Độ. Ước mơ đi bộ từ New Delhi đến Bombay để mang cơ hội đọc sách đến cho hàng triệu trẻ em Ấn Độ của Thạch bắt đầu thành hiện thực.

Tạp chí Phụ nữ Mới đã có cuộc trò chuyện với Nguyễn Quang Thạch trước khi Thạch lên đường

Nguyễn Quang Thạch đã hơn 20 năm
Nguyễn Quang Thạch đã hơn 20 năm "cõng sách" về nông thôn 

Muốn bước chân in dấu ở Ấn Độ để trẻ em nông thôn có sách đọc

PV: Đi bộ xuyên Việt để Sách hóa nông thôn suốt bao năm qua đã lấy đi của Thạch biết bao tâm sức. Giờ lại đi Ấn Độ, sao Thạch chọn đi Ấn Độ?

Năm 2011, khi đang ở xã An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình nhân rộng Tủ sách Phụ huynh đến từng lớp học, tôi đọc tin trên mạng có một cô gái Ấn Độ bị cưỡng hiếp và treo lên cành cây, điều đó khiến tôi đau lòng bởi hiểu cũng như trên đất nước mình, còn quá nhiều nơi người dân chưa tiếp cận được với văn hóa. Tôi bỗng dưng có một mong muốn: “Sang Ấn Độ làm tủ sách” từ đó.

Năm 2016, trong lễ nhận giải thưởng Phổ biến tri thức do Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO trao cho Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam, tôi đã chia sẻ trước các đại biểu đến từ nhiều quốc gia rằng “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng con đường cho một thế giới dân chủ, hòa bình, nhân văn và sáng tạo bằng tăng cường quyền đọc sách cho trẻ em trên toàn thế giới. Tôi xin cam kết đóng góp sức mình xây dựng con đường đó bằng những bước chân, trái tim và hiểu biết của mình”.

Chương trình Sách hoá nông thôn của Nguyễn Quang Thạch nhận giải thưởng UNESCO Literacy Prize 2016 - giải xoá mù tri thức (Ảnh: Ngaynay.vn)
Chương trình Sách hoá nông thôn của Nguyễn Quang Thạch nhận giải thưởng UNESCO Literacy Prize 2016 - giải xoá mù tri thức (Ảnh: Ngaynay.vn)

Tôi luôn nhớ khoảnh khắc tôi cầm lá cờ của Chương trình Sách hóa Nông thôn trong 30 giây và nói rằng “Tôi muốn bước chân của tôi in dấu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Châu Phi để giúp trẻ em nông thôn có sách đọc”.

Thực hiện các cam kết trên, tôi đã kêu gọi người Việt trong nước và nước ngoài chung tay hành động vì trẻ em Ấn Độ, nhằm mở đầu cho tiến trình đóng góp thúc đẩy Quyền đọc sách của trẻ em ở các nước đang phát triển.

PV: Thạch có kỳ vọng gì vào chuyến đi này?

Ngoài xây dựng 30 tủ sách đầu đầu tiên, tôi chia sẻ các mô hình tủ sách do Sách hóa Nông thôn thiết kế và áp dụng thành công, đặc biệt là mô hình Tủ sách Phụ huyh (parent-funded library). Nếu họ đồng ý áp dụng mô hình Tủ sách Phụ huynh, thì tôi sẽ ở lại Ấn Độ dài ngày để cùng người dân xây dựng và nhân rộng ở vùng mục tiêu.

Qua chuyến đi của tôi, tôi hy vọng rằng nhiều người Việt Nam mà tôi đã gặp, đã là bạn trên facebook của tôi, những người đã thấy tôi trên TV, trên báo sẽ thấy rằng sức mạnh của Việt Nam sẽ đến từ sự trưởng thành của các công dân.

"Qua chuyến đi của tôi, tôi hy vọng rằng nhiều người Việt Nam mà tôi đã gặp, đã là bạn trên facebook của tôi, những người đã thấy tôi trên TV, trên báo sẽ thấy rằng sức mạnh của Việt Nam sẽ đến từ sự trưởng thành của các công dân" (Ảnh: Dân Việt)

 Sự trưởng thành đó, không những được thể hiện qua tận tâm hành động vì ngôi nhà chung Việt Nam, mà còn chung tay hay hành động đóng góp vào phát triển của các quốc gia khác bằng lòng chân thành và tận tâm.  

Đối với tôi sự quan tâm, ủng hộ chuyến đi của tôi sang Ấn Độ làm tủ sách không phải dành cho tôi mà sẽ là một thước đo để chúng ta thấy được sự trưởng thành trong nhiều người Việt và tôi chắc rằng sự trưởng thành đang dần hình thành trên quy mô quốc gia.

Chưa thoả mãn về tiến trình đưa sách hoá nông thôn

PV: Cho đến nay Thạch đã yên tâm về việc phát triển tủ sách ở Việt Nam chưa?

"Lần này, tôi được sự giúp đỡ rất lớn của Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm, thuộc Liên hiệp các Hội KH&KTVN. Đã đồng hành với tôi từ rất lâu, trong lần này, chưa kể kinh phí đi lại, Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm cùng tôi bước đầu xây dựng 30 tủ sách ở Ấn Độ và sau đó cam kết vẫn sẽ đồng hành cùng tôi trong việc giúp trẻ em nghèo có sách đọc.

Ngoài ra chị Vũ Thị Thu Hà, Ngôi nhà Tri thức ủng hộ 5 tủ sách; anh Nguyễn Hoàng Tuyển - resort Quỳnh Viên, Hà Tĩnh ủng hộ 10 tủ sách và các cá nhân khác ủng hộ kinh phí khảo sát ở Ấn Độ" - Nguyễn Quang Thạch

Năm 2015, sau 18 năm nghiên cứu lý thuyết và áp dụng thực tế, Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam đã có mẫu lớn cho việc kêu gọi xã hội nhân rộng các tủ sách đến các lớp học, dòng họ, xứ đạo cũng như vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi chính sách thư viện trường học giải quyết nạn ít đọc và đói sách do chính ngành giáo dục gây nên, tôi tiến hành đi bộ Hà Nội-Sài Gòn.

Sau chuyến đi bộ, cha mẹ học sinh, học sinh,  các thành viên xã hội, một số huyệnvà tỉnh cùng các trường học đã nhân rộng ít nhất 30.000 tủ sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo, với sự tiếp nhận mô hình hiệu quả do Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam thiết kế và ứng dụng thành công của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đã ban hành Công văn 6841 ngày 31/12/2015 khuyến khích nhân rộng tủ sách đến các lớp học trên toàn quốc.

Công văn 6841 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy trường học trên toàn quốc cùng với cha mẹ học sinh, học sinh, cựu học sinh và các thành viên xã hội tạo ra khoảng 300.000 tủ sách lớp học nông thôn, giải quyết triệt để nạn đói sách ở nông thôn, giúp 15 triệu trẻ em nông thôn có sách nghe và đọc, trong vòng 2-3 năm.

Chúng ta có bằng chứng rằng chỉ sau hơn 2 năm kể từ khi phát động nhân rộng tủ sách đến lớp học, cha mẹ, học sinh, thầy cô giáo và người xa quê của tỉnh Nam Định đã làm 12.000 tủ sách đến lớp học.Thế nhưng, nỗ lực của Bộ giáo dục giai đoạn này với Công văn 6841 dường như hiện nay đã bị bỏ quên bởi các nội dung công văn không về các trường học nông thôn qua tập huấn đến các sở, phòng giáo dục trên cả nước. Bởi vậy, tôi vậy chưa thể thỏa mãn về tiến trình đưa sách về nông thôn Việt Nam.

Nhưng điều làm tôi tin tưởng và hy vọng là sau hiệu ứng tích cực của chuyến đi bộ Hà Nội- TP HCM, chuyến đi Ấn Độ làm tủ sách lần này của tôi, sẽ giúp tôi học hỏi thêm những mô hình đã thành công tại Ấn Độ để tiếp tục thực hiện những mục tiêu thúc đẩy Quyền đọc sách cho trẻ em các nước đang phát triển. 

PV: Cảm ơn và mong Thạch đủ sức khỏe để tiếp tục cuộc hành trình gian khó nhưng đầy ý nghĩa này ! 

Nguyễn Quang Thạch: Chuyến đi này là thước đo để thấy được sự trưởng thành

Tại buổi tiễn Nguyễn Quang Thạch lên đường sang Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm, bà Trần Thị Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm đã nói về sự gặp gỡ hữu duyên của người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn với tiến sĩ Vũ Thoại, người luôn đau đáu với sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà, người đầu tiên mang cây đàn hương về Việt Nam.

Sự gặp gỡ ấy làm cháy lên cùng lúc hai ước mơ: “Phát triển tri thức, giảm thiểu biến đổi khí hậu”. Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm đang cố gắng nghiên cứu và đưa về nhiều giống cây quý hiếm để thay đổi cơ cấu cây trồng, nhắm tạo sinh kế bền vững cho người nông dân, đồng thời chung tay xây dựng những tủ sách để góp phần nâng cao dân trí, phổ biến văn hóa đọc, từ đó xây dựng và thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường.

Buổi tiễn Nguyễn Quang Thạch lên đường sang Ấn Độ đồng thời cũng là buổi phát động TRỒNG CÂY- GÂY SÁCH, Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm cam kết trích 20% lợi nhuận hàng năm để giúp trẻ em nghèo có sách đọc.

Hà Phạm (thực hiện)

Những cuốn sách hay dành cho phụ nữ dịp 20.10

Những cuốn sách hay dành cho phụ nữ dịp 20.10

Những cuốn sách hay dành tặng cho phụ nữ nhân ngày 20 - 10, giúp họ trở nên hoàn thiện hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn.