Nhân dân tệ chưa có tín hiệu lạc quan

Tỷ giá nhân dân tệ trong ngày đầu tuần (27/4), Vietinbank có giá bán thấp nhất với 3.346 VND/CNY. TPBank ghi nhận giá bán cao nhất trong ngày ở mức 3.434 VND/CNY.

Tại thị trường trong nước, tỷ giá nhân dân tệ  hôm nay 27/4 cập nhật lúc 7h30, BIDV niêm yết ở mức 3.279 - 3.364 VND/CNY (mua vào - bán ra).

Tại Techcombank, tỷ giá CNY được niêm yết ở mức 3.276 - 3.388 VND/CNY (mua vào - bán ra).

Vietcombank niêm yết tỷ giá VND/CNY ở mức 3.248 - 3.384 VND/CNY (mua vào - bán ra).

Vietinbank có giá bán thấp nhất với 3.346 VND/CNY. TPBank ghi nhận giá bán cao nhất trong ngày ở mức 3.434 VND/CNY.

Tỷ giá CNY trên thị trường thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 27/4 (giờ Việt Nam), đứng ở mức 1 USD đổi 7.081 CNY, tăng 0,01% so với phiên trước đó.

Ngân hàng

Mua tiền mặt Mua CK Bán tiền mặt Bán CK
BIDV   3.271 3.364  
Eximbank   3.278 3.371  
MSB 3.227   3.400  
MBBank   3.256 3.386 3.386
Sacombank   3.246   3.417
SHB   3.286 3.351  
Techcombank   3.257 3.388  
TPBank 2.744 3.278 3.434  
Vietcombank 3.248 3.281 3.384  
VietinBank   3.286 3.346  

Giám đốc Cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse (Pháp) Jean-Francois Dufour cho rằng, tình hình ảm đạm trong 3 quý đầu năm mới chỉ là đợt sóng đầu tiên và kinh tế Trung Quốc còn phải trải qua nhiều thử thách khác. 

Theo ông Dufour, 3 tháng qua chỉ là giai đoạn 1 khi guồng máy sản xuất của Trung Quốc bị tê liệt trong nhiều tuần lễ. Giờ đây là giai đoạn 2 khi Trung Quốc tái khởi động các nhà máy nhưng hàng sản xuất không có người mua bởi dịch COVID-19 đang tấn công phần còn lại của thế giới.

Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Trivium đặt tại Bắc Kinh, tính đến giữa tháng 4/2020, cỗ máy công nghiệp của Trung Quốc mới chỉ hoạt động 80% công suất. Về phía tiêu thụ, trong 2 tháng Trung Quốc bị chìm vào “ngủ đông”, hàng ngàn người lao động mất nguồn thu nhập, qua đó tiêu thụ nội địa bị giảm theo.

Chỉ số bán lẻ trong tháng 3/2020 được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố giảm 16%, mức sụt giảm ngoài dự báo của chính quyền.

Thăm dò của Cơ quan tài chính UBS có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết, thu nhập của 54% số người được hỏi đã giảm sút và 60% tuyên bố cắt giảm chi tiêu so với thời kỳ trước khi xảy ra dịch COVID-19. Đó là chưa kể ngay cả khi các sinh hoạt đã trở lại gần như bình thường, phần lớn người dân vẫn tránh né các khu đông người, ít lui tới các quán ăn, trung tâm thương mại và hạn chế đến các rạp chiếu phim, công viên giải trí...

Cú sốc về nhu cầu tiêu thụ đối với Trung Quốc thể hiện dưới 2 góc độ: Một là, tác động trực tiếp vào ngành xuất khẩu. Hai là, làm thế nào khắc phục được “đợt sóng thứ hai” này.  

TRÚC BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương