Nhiều địa phương chậm triển khai gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

Thông qua việc nắm bắt tình hình tại địa phương và phản ánh của người dân, quá trình thực hiện gói hỗ trợ còn nhiều vấn đề.

Còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ

Trong Công điện số 04 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có đề cập đến việc chậm triển khai hỗ trợ, rà soát các đối tượng nhận hỗ trợ. 

Công điện nêu rõ, qua quá trình theo dõi tình hình thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương về cơ bản đã có sự chủ động, quyết liệt trong việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp xây dựng kế hoạch và thực hiện chi trả cho các đối tượng.

Tuy nhiên vẫn còn vấn đề tồn tại như một số cấp huyện, xã còn chậm triển khai thực hiện hỗ trợ; quá trình rà soát, xác nhận và hỗ trợ đối tượng lao động tự do, lao động bị mất việc, ngừng việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thấp nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân chưa đủ nên khiến cách tiếp cận chưa đúng. 

Nhiều địa phương chậm triển khai gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

Trước tình hình trên, Bộ trưởng LĐ-TB&XH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhiều nội dung.

Cụ thể:

- Tăng cường tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp các chính sách của Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, đặc biệt thực hiện tuyên truyền đến các cấp xã, phường, thị trấn, thôn, sóc, bản và đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp, các doanh nghiệp khẩn trương triển khai việc rà soát, thống kê các đối tượng hỗ trợ, xác định chính xác đối tượng, đảm bảo không trùng lặp cũng như xác định cụ thể thời điểm được nhận hỗ trợ.

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm và lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thấp nghiệp, lao động bị ngừng việc, mất việc, hộ kinh doanh có doanh thu thuế dưới 100 triệu đồng.

- UBND các tỉnh, thành cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác chi trả cho các đối tượng, đẩy mạnh việc chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng của người dân và người lao động. Với các địa phương đang thực hiện chi trả qua hệ thống bưu điện thì tiếp tục triển khai theo quy định.

- UBND tỉnh, thành cần chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan liên quan tại địa phương tăng cường nhân lực phục vụ, bố trí bộ phận thường trực tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để có hướng giải quyết, không để tình trạng bức xúc kéo dài.

Bộ LĐ-TB&XH với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại địa phương bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch và phòng, chống bỏ sót, chi sai đối tượng và sử dụng ngân sách trái quy định pháp luật hiện hành…

Triển khai cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ 

Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ 4 triệu người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục các gói hỗ trợ từ 6 -10 ngày.

Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia sẽ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thực hiện gói hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch. Các công tác thẩm định, xét duyệt đều được tiến hành trên hệ thống điện tử.

Người dân có thể ngồi tại nhà hay bất cứ đâu, đăng nhập vào tài khoản trên Cổng dịch vụ công để thực hiện các thủ tục.

5 dịch vụ được triển khai bao gồm: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất của người dân, DN; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, 5 dịch vụ đóng vai trò thúc đẩy việc hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, chính xác và hạn chế vấn đề gian lận, trục lợi chính sách.

Thanh Mai

Hà Nội cách đây 135 năm qua những bức ảnh của bác sĩ Pháp

Hà Nội cách đây 135 năm qua những bức ảnh của bác sĩ Pháp

Bác sĩ Hocquard, người Pháp đã chụp lại những người lao động, người dân, người phụ nữ Hà Nội và các tỉnh lân cận cách đây hơn 100 năm.