Những con sông “đen” trên thế giới

Hầu hết các con sông đang bị ô nhiễm do nhiều loại chất thải gây ra, nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động công nghiệp và việc xử lý rác.

Khi sông ngòi trở thành nơi chứa rác thải

Sông Pasig

Sông Pasig ở Manila (Philippines) là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Con sông dài 27km từng là tuyến đường thương mại quan trọng, song quá trình đô thị hóa và quy hoạch xử lý nước thải kém đã khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng.

Sông Pasig bị ô nhiễm nặng. Ảnh: REUTERS/Eloisa Lopez
Sông Pasig bị ô nhiễm nặng. Ảnh: REUTERS/Eloisa Lopez

Hầu hết rác thải trên sông là giấy gói bằng nhựa, túi sử dụng một lần và các loại túi đóng gói khác. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều người cũng đã vứt khẩu trang xuống sông.

Theo nghiên cứu Our World in Data của Đại học Oxford năm 2021, các con sông châu Á chiếm 81% lượng thải nhựa ở biển trên toàn thế giới. Trong đó, sông ở Philippines chiếm ⅓ tổng số.

Mỗi ngày, nhóm “chiến binh dòng sông” bao gồm 100 người sẽ cùng nhau dọn rác, vệ sinh con sông để khơi thông đường thủy. Nhóm đã thành lập được khoảng 10 năm. Ban đầu, họ là tình nguyện viên nhưng giờ đã được chính quyền địa phương chung tay giúp đỡ và hỗ trợ. Một thành viên nhóm là Dexter Opiana cho biết mỗi ngày cô và 19 người khác sẽ thu thập được khoảng 80-100 bảo tải rác mỗi ngày.

Sông Citarum

Dòng sông Citarum (Ấn Độ) là nguồn sống của hàng triệu người dân, đồng thời cũng là một trong các dòng sông hôi thối nhất trên thế giới.

Khu vực này có hơn 2,000 công ty, trong đó chủ yếu là các nhà máy dệt. Những năm gần đây, các nhà máy thải trực tiếp ra sông lượng lớn chất thải hóa học. Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng là tác nhân lớn gây nên ô nhiễm. Họ thường chọn cách đốt hoặc vứt xuống sông để xử lý rác thải.

Ngư dân phải xây hàng rào nổi và câu cá giữa đống rác. Ảnh: TheGuardian
Ngư dân phải xây hàng rào nổi và câu cá giữa đống rác. Ảnh: TheGuardian

Do cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hay giặt giũ đều lấy nước ở sông Citarum, nhiều người xung quanh đây bị viêm da, mẩn ngứa, có các bệnh về đường ruột hoặc ung thư,...

Chính phủ Indonesia đã thiết lập một chương trình vệ sinh sông Citarum kéo dài 7 năm, với mục tiêu năm 2025 người dân có thể trực tiếp uống nước sông.

Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động địa phương, bất chấp lệnh cấm, nhiều nhà máy vẫn tiếp tục lén lút xả thải qua các đường ống kín. Thậm chí khi bị phát hiện, họ còn có hành vi hối lộ để tiếp tục gây ô nhiễm cho dòng sông.

Ảnh: TheGuardian
Ảnh: TheGuardian

Sông Hằng

Một ngư dân ở thành phố Varanasi (Ấn Độ) chia sẻ: “Trước đây, nước sông trong đến mức ta có thể trực tiếp uống hoặc nhìn thấy những đồng xu phía bên dưới. Tuy nhiên bây giờ dòng sông chỉ toàn bùn.” 

Dòng sông đã trở nên ô nhiễm đến mức cá ở đây cũng có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, buộc các ngư dân phải dừng mọi hoạt động đánh bắt cá.  

Do điều kiện kinh tế chưa tốt, nhiều người dân Ấn Độ buộc phải xử lý rác thải bằng cách vứt xuống sông. Một nguyên nhân gây ô nhiễm khác là do nhiều gia đình đã thực hiện các nghi lễ hỏa táng trên sông.

Các nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy, ngoài rác thải, mỗi ngày có khoảng 4,8 tỷ lít nước thải từ 118 thành phố và thị trấn đổ vào sông Hằng.

Một người đàn ông đánh răng trong làn nước ô nhiễm của sông Hằng ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS / Rupak De Chowdhuri
Một người đàn ông đánh răng trong làn nước ô nhiễm của sông Hằng ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS / Rupak De Chowdhuri

Sông Bahagia

Theo ước tính có khoảng 400 tấn chất thải trên sông Bahagia dài 1,5km ở Bekasi (Indonesia) - dòng sông có tên gọi mang ý nghĩa hạnh phúc.

Tuy nhiên hiện tại, mặt sông đã bị lấp kín bởi chai nhựa, túi và thùng chứa. Phần lớn rác thải là từ các hộ gia đình xung quanh, song sông Bahagia cũng bị ô nhiễm bởi chất thải từ các nước phương Tây. 

Một người thu gom vật liệu để bán cho các nhà máy tái chế (Ảnh: AP)
Một người thu gom vật liệu để bán cho các nhà máy tái chế (Ảnh: AP)
Mặt sông Bahagia bị lấp kín bởi rác thải. Ảnh: AP
Mặt sông Bahagia bị lấp kín bởi rác thải. Ảnh: AP

Các nhà chuyên gia cảnh báo đến năm 2050, lượng rác thải nhựa trên biển sẽ nặng hơn cả lượng cá.

Con sông nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty 
Con sông nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty 

Sông Buriganga

Sông Buriganga (Bangladesh) hiện đang ngập trong rác thải. Các nguồn gây ô nhiễm là chất thải và rác thải không được tái chế của ngon người. Ngoài ra, các xưởng thuộc da nằm xung quanh thường hay đổ da hay xác động vật xuống sông, làm tăng thêm mức ô nhiễm.

Rác thải và dầu động cơ đã qua sử dụng đã bị đổ ra sông Buriganga. Ảnh: STAR
Rác thải và dầu động cơ đã qua sử dụng đã bị đổ ra sông Buriganga. Ảnh: STAR

Biến sông ô nhiễm trở thành khu bơi lội

Việc xử lý các dòng sông ô nhiễm không phải chuyện dễ dàng. Một số nơi đã có kế hoạch biến các dòng sông thành nơi bơi lội để ngăn chặn việc chúng trở thành điểm tập kết rác thải.

Sông Thames (Anh)

Một nhóm kiến trúc sư và nhà thiết kế ở London (Anh) đã nảy ra ý tưởng xây dựng một loạt các hồ bơi lộ thiên ở giữa sông Thames. Năm 2013, các kiến trúc sư Studio Octopi khởi động dự án và được hàng nghìn người dân ủng hộ.

Nước trong hồ bơi sẽ được lọc, và mùa đông sẽ có nước nóng. Các địa điểm tập trung quy hoạch trước là vị trí tiếp giáp Tòa thị chính, trung tâm văn hóa South Bank và khu vực Temple Stairs.

Rác thải nhựa trên bờ sông Thames bên cầu Hammersmith khi thủy triều xuống. Ảnh: Jack Taylor / Getty Images file.
Rác thải nhựa trên bờ sông Thames bên cầu Hammersmith khi thủy triều xuống. Ảnh: Jack Taylor / Getty Images file.
Hình ảnh một hồ bơi được đề xuất ở sông Thames. Ảnh: Picture Plane & Studio Octopi
Hình ảnh một hồ bơi được đề xuất ở sông Thames. Ảnh: Picture Plane & Studio Octopi

Sông Willamette (Bang Portland, Mỹ)

Trước đây khi sông Willamette bị ô nhiễm, nhiều người dân đã tránh đến gần nó. Tuy nhiên, năm 2011, bang Portland đã thành công lắp đặt một đường ống dẫn nước thải (trị giá 1,4 tỷ đô la) đồng thời kết hợp với nhóm Human Access Project để tổ chức một số sự kiện bơi lội công cộng. Sau đó, dòng sông đã thu hút được đông đảo sự chú ý của người dân.

Sông Willamette bị ô nhiễm. Ảnh: G.H. Thorn
Sông Willamette bị ô nhiễm. Ảnh: G.H. Thorn

Điều phối viên chương trình chất lượng nước Suzi Cloutier chia sẻ: “Dòng sông đã trở nên sạch hơn mọi người nghĩ. Tôi có thể nhìn thấy cả hải ly hay rái cá đang bơi ngang qua”.

Hiện nay dòng sông đã hoàn toàn an toàn để bơi lội. Ảnh: Aaron Lee
Hiện nay dòng sông đã hoàn toàn an toàn để bơi lội. Ảnh: Aaron Lee

Tương tự, một số sông của Mỹ: sông Charles, sông Đông, sông Los Angeles hay sông Saint Lawrence (Canada) cũng đã và đang trong quá trình từ nơi ô nhiễm bẩn thỉu trở thành khu giải trí bơi lội mới mẻ.

HƯƠNG GIANG

Giá sắt thép hôm nay 25/4: Bắt đầu giảm

Giá sắt thép hôm nay 25/4: Bắt đầu giảm

Thép cây giao sau giao dịch quanh mức 5.068 CNY/tấn, chịu áp lực bởi sự bùng phát của Covid và các hạn chế về môi trường.