Những đặc quyền 'vô đối' của tổng thống Mỹ

Các tổng thống Mỹ và gia đình nhận được rất nhiều đặc quyền khi họ vẫn đương chức ở Nhà Trắng hoặc ngay cả khi họ đã chính thức về hưu.

Ngoài quyền lực là người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới, tổng thống Mỹ được hưởng nhiều đặc quyền. Tờ Business Insider cho biết theo luật pháp Mỹ, tổng thống được trả lương 400.000 USD/năm, trợ cấp chi tiêu hàng năm 50.000 USD, trợ cấp không tính thuế gồm đi lại 100.000 USD và giải trí 19.000 USD. 

1. Mức lương 6 con số

 Các cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton. Ảnh: Reuters
 Các cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton. Ảnh: Reuters

Năm 2001, Quốc hội Mỹ tăng lương của tổng thống từ 200.000 USD lên 400.000 USD (cùng khoản trợ cấp chi tiêu thêm là 50.000 USD/năm). Với Tổng thống Donald Trump, con số này khá khiêm tốn so với thu nhập hàng năm của ông. Hiện ông Trump sở hữu khối tài sản ước tính 3,1 tỷ USD, theo Forbes. Ngoài ra, tổng thống cũng nhận ngân sách du lịch 100.000 USD, trợ cấp giải trí 19.000 USD và các khoản này không bị tính thuế. 

2. Sống ở địa chỉ nổi tiếng

Nhà Trắng. Ảnh: Wikimedia 
Nhà Trắng . Ảnh: Wikimedia 

Nhà Trắng là nơi ở của các đời tổng tống Mỹ từ năm 1792. Nơi này có 6 tầng và 132 phòng, trong đó có cả một phòng chơi bowling và cửa hàng chocolate. Ngoài ra, tại đây còn có một trung tâm thể hình đủ trang thiết bị cùng với sân tennis và bể bơi. 

3. Trợ cấp trang trí lại Nhà Trắng

Cựu tổng thống Barrack Obama đã dùng tiền riêng để trang trí Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Cựu tổng thống Barrack Obama đã dùng tiền riêng để trang trí Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Các tổng thống Mỹ và gia đình được trợ cấp 100.000 USD để trang trí lại Nhà Trắng theo ý mình. Cựu tổng thống Barrack Obama đã không nhận khoản trợ cấp này mà dùng tiền riêng để trang trí Nhà Trắng. Còn Tổng thống Donald Trump chi 1,75 triệu USD để mua nội thất mới, dán tường và bàn làm việc. 

4. Vườn trái cây và rau tươi

 Đệ nhất Phu nhân Melania Trump trồng rau ở vườn Nhà Trắng. Ảnh: AP
 Đệ nhất Phu nhân Melania Trump trồng rau ở vườn Nhà Trắng. Ảnh: AP

Phu nhân của Cựu tổng thống Obama - Michelle Obama bắt đầu công việc chăm sóc khu vườn của Nhà Trắng trong suốt nhiệm kỳ của chồng. Sau đó, đệ nhất phu nhân Melania Trump tiếp tục công việc này và theo truyền thống đón học sinh trung học tới đây, theo CNN. Rau củ và trái cây từ khu vườn này được dùng trong thực đơn của Nhà Trắng. 

5. Đầu bếp và quản gia riêng

Đầu bếp riêng và lực lượng giúp việc hùng hậu. Ảnh: AP
Đầu bếp riêng và lực lượng giúp việc hùng hậu. Ảnh: AP

Sống tại Nhà Trắng còn có hơn 100 cư dân khác gồm người giúp việc, đầu bếp, thợ sửa ống nước, thợ hoa, quản gia, theo GoBankingRates. Chi phí cho đội ngũ này lên tới 4 triệu USD/năm. 

6. Rạp chiếu phim tại gia

Rạp chiếu phim tại gia. Ảnh: White House
Rạp chiếu phim tại gia. Ảnh: White House

Cựu tổng thống Franklin Roosevelt đã biến một căn phòng trong Nhà Trắng thành rạp chiếu phim tại gia với 51 chỗ ngồi. Bộ phim đầu tiên được chiếu dưới thời Tổng thống Trump là "Finding Dory" (Đi tìm Dory). Rạp chiếu phim này được mở cửa cho tour du lịch ở phía cánh Đông của Nhà Trắng theo hướng dẫn của bà Melania Trump vào năm 2017, theo một thông cáo của Nhà Trắng. 

7. Căn nhà nghỉ dưỡng bên ngoài Nhà Trắng

Camp David là nơi để các tổng thống Mỹ tìm đến khi tạm “chạy trốn
Camp David là nơi để các tổng thống Mỹ tìm đến khi tạm “chạy trốn" khỏi Washington. Ảnh: Reuters

Căn nhà có tên Camp David ở Catoctin Mountain Park, hạt Frederick, bang Maryland là nơi các tổng thống Mỹ nghỉ dưỡng bên ngoài Nhà Trắng và tiếp đón lãnh đạo các nước. Căn nhà ở vùng đồng quê này có phòng gym đủ thiết bị, bể bơi và bãi đỗ dành cho máy bay. Đây là nơi nghỉ dưỡng của các đời tổng thống Mỹ từ những năm 1930. 

8. Máy bay riêng

 Chuyên cơ Không Lực Một. Ảnh: Shutterstock 
 Chuyên cơ Không Lực Một. Ảnh: Shutterstock 

Chuyên cơ Air Force One là chiếc Boeing 747-200B được thiết kế lại để phục vụ riêng tổng thống Mỹ. Với diện tích hơn 370 m2, máy bay này có phòng y tế, phòng riêng cho tổng thống và có khả năng phục vụ ăn uống cho 100 người cùng lúc. Theo CNN, chi phí để vận hành Air Force One là 200.000 USD/giờ. Hãng Boeing mới đây hạ giá chiếc Air Force One mới cho Tổng thống Trump xuống còn 3,9 tỷ USD.

9. Trực thăng riêng

Trực thăng Marine One sẵn sàng phục vụ tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters
Trực thăng Marine One sẵn sàng phục vụ tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters

Trực thăng Marine One theo tổng thống tới bất cứ nơi nào. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ giải cứu và có thể di chuyển với vận tốc 240 km/h dù hỏng một động cơ. Trực thăng này cũng được trang bị hệ thống chống tên lửa và vỏ chống đạn, theo Business Insider.

10. Bảo vệ mọi lúc mọi nơi

Dàn mật vụ tinh nhuệ bảo vệ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: Reuters
Dàn mật vụ tinh nhuệ bảo vệ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ được bảo vệ mọi lúc mọi nơi. Các cựu tổng thống Mỹ được bảo vệ trọn đời còn con cái họ được bảo vệ tới năm 16 tuổi. Năm 2017, chi phí dành cho hoạt động bảo vệ tổng thống là 1,9 tỷ USD, theo Cơ quan An ninh Nội địa. 

11. Xe bọc thép

 Siêu xe
 Siêu xe "quái thú". Ảnh: Reuters

Bất cứ khi nào di chuyển bằng ôtô tổng thống Mỹ sẽ sử dụng xe bọc thép chống bom và đạn. Những chiếc xe phục vụ tổng thống - được cọi là The Beast, được giám sát bởi đội ngũ bảo vệ và thiết kế để chống lại các vụ tấn công. Những chiếc xe này nặng tương đương với xe tăng và chỉ chạy được 2,1 km trên mỗi lít nhiên liệu, theo GoBankingRates.

12. Nhà khách rộng hơn 5.500 m2

Nhà khách tổng thống Blair House là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia và quan chức đến thăm Mỹ. Ảnh: Reuters
Nhà khách tổng thống Blair House là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia và quan chức đến thăm Mỹ. Ảnh: Reuters

Khách của tổng thống cũng được nhiều quyền lợi, bao gồm nhà khách riêng Blair House. Căn nhà này là nơi dành cho lãnh đạo các nước và tuỳ tùng khi có chuyến thăm tới Mỹ. Blair House gồm 120 phòng ngủ và 18 nhân viên toàn thời gian. 

13. Trợ cấp đi lại khi hết nhiệm kỳ

Gia đình cựu Tổng thống Barack Obama đi du lịch sau khi ông mãn nhiệm. Ảnh: Reuters 
Gia đình cựu Tổng thống Barack Obama đi du lịch sau khi ông mãn nhiệm. Ảnh: Reuters 

Các cựu tổng tống Mỹ được trợ cấp chi phí đi lại sau khi hết nhiệm kỳ. Quốc hội Mỹ đưa ra một dự luật về trợ cấp 200.000 USD/năm nhưng Cựu tổng thống Obama đã bác bỏ vào năm 2016, theo Nhà Trắng. 

14. Bảo hiểm y tế

Tổng thống Donald Trump cùng với các đại diện của hiệp hội chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng ký một tuyên bố để vinh danh Ngày Y tá Quốc gia tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 6 tháng 5 năm 2020 ở Washington, DC.
Tổng thống Donald Trump cùng với các đại diện của hiệp hội chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng ký một tuyên bố để vinh danh Ngày Y tá Quốc gia tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 6 tháng 5 năm 2020 ở Washington, DC.

Trong suốt nhiệm kỳ, bác sĩ và nhân viên y tế của Nhà Trắng luôn sẵn sàng phục vụ tổng thống bất cứ lúc nào. Nhà Trắng có phòng y tế riêng với đủ trang thiết bị và bác sĩ quân y phục vụ, theo tờ Los Angeles Times. Nếu tại chức hơn 5 năm, các tổng thống còn nhận được nhiều đãi ngộ chăm sóc sức khoẻ ưu tiên và sử dụng bệnh viện dành cho cựu chiến binh. 

15. Lương hưu

Các cựu tổng thống còn cấp kinh phí đi lại và hưởng chế độ bảo hiểm y tế thuộc vào loại hàng đầu. Ảnh: Reuters 
Các cựu tổng thống còn cấp kinh phí đi lại và hưởng chế độ bảo hiểm y tế thuộc vào loại hàng đầu. Ảnh: Reuters 

Bộ luật Cựu Tổng thống quy định khoản lương hưu dành cho cựu tổng thống sau khi rời Nhà Trắng. Năm 2016, các cựu tổng thống Jimmy Carter, George H.W. Bush, George W. Bush, và Bill Clinton nhận lương hưu hàng năm là 205.700 USD. Năm 2017, ông Obama nhận được 207.800 USD, theo GoBankingRates.

Ngoài khoản lương hưu cố định, các cựu tổng thống còn có thể yêu cầu trợ cấp thêm để chi trả các khoản như lương nhân viên và văn phòng, theo tờ Money. Ví dụ, Cựu tổng thống George W. Bush từng nhận thêm 1,098 triệu USD cho tiền chi phí văn phòng vào năm 2015, nhiều nhất trong số trợ cấp cho các cựu tổng thống vào năm đó. 

16. Chi phí chuyển giao chính quyền

 Ông Donald Trump gặp cựu Tổng thống Obama tại Nhà Trắng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11/2016. Ảnh: Reuters
 Ông Donald Trump gặp cựu Tổng thống Obama tại Nhà Trắng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11/2016. Ảnh: Reuters

Việc chuyển giao các chính quyền tổng thống tốn kém nhiều chi phí và kéo dài suốt 6 tháng sau khi tân tổng thống tiếp quản công việc. Khoản này bao gồm chi phí văn phòng, lương nhân viên, dịch vụ truyền thông và bưu chính liên quan tới việc chuyển giao. Quá trình chuyển giao của chính quyền Cựu tổng thống Obama vào năm 2008 tiêu tốn khoảng 9,3 triệu USD. 

17. Đám tang cấp quốc gia

Đám tang có thể kéo dài 7-10 ngày, qua ba giai đoạn với đầy đủ các nghi thức quân đội trang trọng, ví dụ như 21 phát đại bác sẽ được bắn trong tang lễ. Ảnh: Reuters
Đám tang có thể kéo dài 7-10 ngày, qua ba giai đoạn với đầy đủ các nghi thức quân đội trang trọng, ví dụ như 21 phát đại bác sẽ được bắn trong tang lễ. Ảnh: Reuters

Các tổng thống Mỹ và vợ con họ là biểu tượng của nước Mỹ và di sản họ để lại được bảo vệ sau khi qua đời. Khi một thành viên trong gia đình tổng thống qua đời, họ sẽ được hưởng chế độ tang lễ cấp quốc gia - dành cho những người đứng đầu đất nước. Tang lễ cấp quốc gia có thể kéo dài 7 - 10 ngày.

(Tổng hợp)

AN LY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương