Những địa danh lịch sử gắn với ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

Nhiều di tích ghi dấu ấn các cuộc chiến đấu bảo vệ và giải phóng Thủ đô vẫn hiện hữu gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng.

Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được ghi nhận là mốc son lịch sử, bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 68 năm với bao thăng trầm của lịch sử, những địa danh ghi dấu vẫn mãi trường tồn theo thời gian luô gợi nhớ về những ký ức những năm tháng lịch sử hào hùng của Hà Nội.

Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ (12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), là một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Đây là nơi ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (19-8-1945) của nhân dân Thủ đô, cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống, làm việc sau Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến. 
Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ (12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), là một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Đây là nơi ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (19-8-1945) của nhân dân Thủ đô, cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống, làm việc sau Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến. 
Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dựng từ thế kể 19, trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long – nơi có nền đất cũ của tòa thành Tam Môn của đời Lê, nơi đây đã diễn ra lễ thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.
Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội được xây dựng dựng từ thế kể 19, trên phần đất của Hoàng thành Thăng Long – nơi có nền đất cũ của tòa thành Tam Môn của đời Lê, nơi đây đã diễn ra lễ thượng cờ lịch sử chiều 10/10/1954. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.
Sau ngày Giải phóng Thủ đô, Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi tổ chức kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của thủ đô Hà Nội (ngày 20 đến 26/3/1955). Đây cũng là nơi người dân Hà Nội treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, băng-rôn biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng đón chào đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô.
Sau ngày Giải phóng Thủ đô, Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi tổ chức kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của thủ đô Hà Nội (ngày 20 đến 26/3/1955). Đây cũng là nơi người dân Hà Nội treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, băng-rôn biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng đón chào đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô.
Khu Thành cổ (Hoàng Thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10.10.1954. Trong đó Đoan Môn là nơi chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô, trong đó có buổi lễ thượng cờ chiều 10/10/1954. Đoan Môn là cánh cổng trong cùng (và cuối cùng) dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm Thành. 
Khu Thành cổ (Hoàng Thành Thăng Long) là nơi hội quân của 3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô sáng 10.10.1954. Trong đó Đoan Môn là nơi chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô, trong đó có buổi lễ thượng cờ chiều 10/10/1954. Đoan Môn là cánh cổng trong cùng (và cuối cùng) dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm Thành. 
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10.10.1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10.10.1954 vào tiếp quản Thủ đô.
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9.10.1954. Ga Hà Nội từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Thủ đô và cũng là nơi diễn ra một trong những trận đánh lớn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc.
Ga Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9.10.1954. Ga Hà Nội từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Thủ đô và cũng là nơi diễn ra một trong những trận đánh lớn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954.
Khu vực Cửa Nam, nơi cánh quân phía Tây của Đại đoàn 308 từ Ô Cầu Giấy tiến về tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954.
Chợ Đồng Xuân là nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt trong 60 ngày đêm Hà Nội chống thực dân Pháp xâm lược cuối năm 1946, đầu năm 1947. Trong đó phải kể đến trận đánh chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947. Những trận chiến đấu này góp phần bảo vệ cho cơ quan Trung ương rút lui an toàn, sau đó đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, và Thủ đô Hà Nội được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.
Chợ Đồng Xuân là nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt trong 60 ngày đêm Hà Nội chống thực dân Pháp xâm lược cuối năm 1946, đầu năm 1947. Trong đó phải kể đến trận đánh chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947. Những trận chiến đấu này góp phần bảo vệ cho cơ quan Trung ương rút lui an toàn, sau đó đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, và Thủ đô Hà Nội được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.
  Cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử quan trọng của ngày Giải phóng Thủ đô. Ngày 20/7/1954, theo các điều khoản của Hiệp định Geneva, toàn bộ quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Đến 16h ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, sang phía Gia Lâm, để từ đó rút về Hải Phòng.

Cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử quan trọng của ngày Giải phóng Thủ đô. Ngày 20/7/1954, theo các điều khoản của Hiệp định Geneva, toàn bộ quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Đến 16h ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, sang phía Gia Lâm, để từ đó rút về Hải Phòng.

Thanh Mai