Những rủi ro của kinh tế toàn cầu trong năm 2022 là gì?

Biến chủng Omicron, lạm phát, khủng hoảng Evergrande của Trung Quốc, cuộc chạy đua tại các thị trường mới nổi, các chính sách thắt chặt và bất ổn chính trị khắp nơi sẽ khiến kinh tế thế giới càng khó đoán.

Hầu hết các chuyên gia dự báo đều đưa ra kịch bản cơ sở cho năm 2022 là kinh tế phục hồi mạnh mẽ, giá cả hạ nhiệt và sự chuyển hướng khỏi các chính sách tiền tệ khẩn cấp.

Nhưng rất nhiều mối nguy có thể khiến kinh tế thế giới trật bánh, từ Omicron cho đến khủng hoảng euro mới.

Ngoài ra, các chính sách nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED, bất ổn ngành địa ốc Trung Quốc cùng cuộc khủng hoảng giá lương thực thực phẩm… được cho là những tác nhân chính gây áp lực lên chính phủ, theo Bloomberg.

800x-1.jpg

Biến chủng Omicron và làn sóng những đợt phong toả mới

Tờ Bloomberg viết rằng, vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về biến chủng mới Omicron, song những cảnh báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng biến thể này dễ lây lan hơn chủng Delta và có thể giảm hiệu quả vaccine ngừa COVID-19 đã khiến không ít người quan ngại.

Nếu biến chủng Omicron thực sự nguy hiểm như dự báo, nhiều đợt phong toả mới sẽ diễn ra. Khi đó, theo nhiều chuyên gia, chỉ cần 3 tháng phong tỏa cực nghiêm ngặt, tăng trưởng kinh tế 2022 sẽ tụt về mức 4,2%.

rui-ro-1.png

Trong kịch bản này, nhu cầu sẽ yếu hơn và các vấn đề về nguồn cung của thế giới vẫn còn tồn tại, khiến người lao động bị loại khỏi thị trường, đồng thời, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục gặp khó do các vấn đề logistics.

Trong tháng cuối cùng của năm 2021, thành phố Ninh Ba (Trung Quốc) – một cảng trung chuyển hàng hoá lớn nhất thế giới đã phải thực hiện các biện pháp đóng cửa mới.

Lạm phát

Đầu năm nay, Mỹ được dự báo kết thúc năm với lạm phát 2%. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này đã tiệm cận 7%. Năm 2022, một lần nữa giới quan sát dự báo con số 2%. Nhưng việc không đạt vẫn có khả năng xảy ra.

Biến thể Omicron chỉ là một trong những nguyên nhân cho việc này. Lương nhân công trong năm tới cũng có thể tăng cao. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng kéo giá khí đốt lên cao.

Biến đổi khí hậu kéo theo các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, từ đó đẩy giá lương thực tăng vọt.

Mặc dù vậy, không phải tất cả rủi ro đều đi theo hướng tiêu cực. Trong trường hợp đợt dịch mới bùng phát, việc đi lại bị ảnh hưởng, giá dầu sẽ giảm. Dù vậy, sự kết hợp giữa lạm phát và tăng trưởng chậm sẽ càng đẩy các ngân hàng trung ương vào thế khó.

dubao.png

Fed đẩy nhanh quá trình nâng lãi suất

Lịch sử năm 2013 và năm 2018 đã chỉ ra việc Fed thắt chặt tiền tệ thường gây rắc rối cho thị trường. Rủi ro ở đây là giá tài sản đang ở mức rất cao.

Chỉ số S&P 500 đang gần ngưỡng bong bóng. Giá nhà tại Mỹ cũng chỉ kém thời kỳ khủng hoảng dưới chuẩn năm 2007.

Mô hình của Bloomberg Economics dự báo nếu Fed nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022 và ra tín hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi cho đến khi chạm 2.5%, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tăng lên và suy thoái sẽ xuất hiện vào đầu năm 2023.

800x-1-1-.jpg

Fed nâng lãi suất khiến dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi

Việc Fed nâng lãi cũng sẽ kéo giá đồng đôla lên, châm ngòi cho dòng vốn tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang phát triển.

Năm 2013 và 2018, các quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất là Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Còn năm sau, Brazil và Ai Cập có thể được bổ sung vào danh sách các nền kinh tế gặp rủi ro. Trong khi đó, Ả Rập Xê-út, Nga và Đài Loan, với khoản nợ thấp và số dư tài khoản vãng lai cao, dường như ít bị ảnh hưởng nếu như dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.

Trung Quốc tăng trưởng chậm

Quý III/2021, kinh tế Trung Quốc đã chững lại. Tác động tổng hợp từ hãng bất động sản Evergrande, các đợt phong tỏa liên tiếp vì COVID-19 và khủng hoảng thiếu năng lượng đã khiến GDP nước này chỉ tăng 0,8%, thấp hơn rất nhiều mức 6% mà thế giới đã quen thuộc.

Trong khi khủng hoảng năng lượng có thể dịu bớt năm sau, hai vấn đề còn lại thì đang biến chuyển tiêu cực. Chiến lược zero COVID của Bắc Kinh cũng đồng nghĩa biến chủng Omicron sẽ khiến nước này phong tỏa thêm.

Với nhu cầu còn yếu và hạn chế về tài chính, hoạt động xây dựng bất động sản – chiếm 25% nền kinh tế Trung Quốc – có thể còn giảm thêm.

800x-1-2-.jpg

Bloomberg dự báo Trung Quốc tăng trưởng 5,7% năm sau. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng thực tế lùi về 3%, toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng. Các nước xuất khẩu sẽ mất thị trường tiêu thụ lớn.

Các kế hoạch của Fed cũng có thể đi chệch quỹ đạo ban đầu, giống như sự cố chứng khoản của Trung Quốc đã xảy ra vào năm 2015.

Biến động địa chính trị

Sự đoàn kết của các lãnh đạo và sự tích cực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc kiểm soát lãi suất cho vay đã giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng vì Covid-19. Nhưng năm sau, cả hai yếu tố này có thể không còn nữa.

Cuộc bầu cử tại Italy, Pháp có thể gây chia rẽ nếu phe chỉ trích liên minh châu Âu lên nắm quyền. Nếu các phe cánh hữu lên nắm quyền – những bên luôn bày tỏ sự nghi ngờ về đồng tiền chung euro, thị trường trái phiếu châu Âu có thể không còn bình yên và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ không còn sự ủng hộ cần thiết về mặt chính trị để hành động nữa.

Phương thức tính toán của Bloomberg cho thấy, các bất ổn chính trị tại châu Âu có thể cắt giảm hơn 4% sản lượng của kinh tế khu vực này vào năm 2022, đẩy khu vực euro lại rơi vào suy thoái và làm dấy lên nghi ngờ về sự hiệu quả của nhóm nước này.

800x-1-3-.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Bloomberg

Mặt khác, các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu về Nghị định thư Bắc Ireland, chủ yếu liên quan đến biên giới đất liền và liên minh thuế quan khép kín sẽ diễn ra trong năm 2022.

Trong trường hợp không đạt được thoả thuận, dựa vào các cuộc đàm phán trong quá khứ, sự không chắc chắn này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh và phá giá đồng bảng Anh, thúc đẩy lạm phát và xói mòn thu nhập thực tế.

Tác động từ Brexit

Các rắc rối hậu Brexit được nhiều chuyên gia nhận định là "câu chuyện không hồi kết". Hơn 5 năm trôi qua kể từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nước này và EU vẫn tiếp tục nhiều cuộc đàm phán về các điều khoản "ly hôn" đầy khó khăn và trắc trở.

Vì vậy, 2022 sẽ lại là một năm chứng kiến không ít những khó khăn kéo dài.

Mới đây, sau khi Anh lên tiếng cảnh báo kích hoạt Điều 16, một điều khoản tự vệ trong Nghị định thư Bắc Ireland hậu Brexit, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố dừng đàm phán với Anh về nới lỏng thuế quan đối với nhôm và thép.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu Anh tiếp tục có thêm nhiều cuộc đàm phán bị hoãn huỷ như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh của nước này sẽ bị ảnh hưởng. Đồng bảng Anh bị phá giá, kéo theo lạm phát và đà lao dốc của thu nhập người lao động.

Các cuộc khủng hoảng tại Anh hậu Brexit, chẳng hạn như thiếu hụt tài xế xe tải, cũng được cảnh báo sẽ lan sang phần còn lại của châu Âu.

Theo ông Frank Huster, Tổng Giám đốc Hiệp hội Giao nhận và Vận tải Liên bang Đức, Brexit chắc chắn sẽ tác động tiêu cực lên Vương quốc Anh cũng như ngành giao thông vận tải châu Âu nói chung.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính phủ nhiều nước cho đến nay đã chi rất mạnh tay cho các gói kích thích lớn nhỏ nhằm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19.

Chính vì vậy, sau khi dịch bệnh dần đi vào kiểm soát, những nước này sẽ có xu hướng "thắt lưng buộc bụng".

Mức giảm chi tiêu công trong năm 2022 theo đó có thể sẽ tương đương 2,5% GDP toàn cầu, gấp 5 lần các chính sách "thắt lưng buộc bụng" vốn đã làm chậm đà phục hồi toàn cầu sau cuộc khủng hoảng hồi năm 2008, theo ước tính từ UBS.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng tiến hành thắt chặt tài khóa. Chính phủ mới của Nhật Bản đã thông báo thêm gói kích thích kỷ lục nữa.

Giới chức Trung Quốc cũng ra tín hiệu chuyển hướng sau kích thích kinh tế sau thời gian dài thắt lưng buộc bụng.

Giá thực phẩm tăng vọt

Đói nghèo là một nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội. Tác động của đại dịch và biến đổi khí hậu đã đẩy giá lương thực thế giới lên cao gần mức kỷ lục và có thể tiếp tục tăng trong năm tới.

Cú sốc giá lương thực vào năm 2011 đã gây ra những bất ổn xã hội, đặc biệt là tại các nước Trung Đông. Đến nay, nhiều quốc gia cũng chưa phục hồi được hoàn toàn.

800x-1-4-.jpg
Một cuộc đấu giá tại một chợ cá ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Bloomberg

Chính sách tài khóa thắt chặt

Bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan có thể kéo theo sự tham gia của cường quốc thế giới, bao gồm Mỹ.

Kịch bản tồi tệ nhất là chiến tranh giữa các siêu cường. Các kịch bản bớt u ám hơn bao gồm các lệnh trừng phạt sẽ sẽ đóng băng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự sụp đổ của ngành chất bán dẫn ở Đài Loan, bộ phận thiết yếu của hàng loạt mặt hàng, từ smartphone cho đến xe hơi.

Brazil dự kiến bầu cử vào tháng 10, trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tàn phá kinh tế. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập đang muốn kéo bầu cử 2023 lên sớm vào năm sau.

Đâu là hướng đi đúng vào năm 2022?

Không phải mọi rủi ro đều trở thành sự thật. Ví dụ, chính sách ngân sách của Mỹ vẫn có thể mở rộng hơn bây giờ - giữ cho nền kinh tế tránh khỏi bờ vực tài khoá và thúc đẩy tăng trưởng.

Trên toàn cầu, các hộ gia đình đang tiết kiệm hàng nghìn tỉ đô la. Nếu số tiền này được chi tiêu ngay khi bắt đầu quá trình phục hồi, tốc độ tăng trưởng sẽ rất nhanh.

800x-1-6-.jpg
Cửa hàng tạp hóa Upper East Side Bridgemarket của Trader Joe ở New York. Ảnh: Bloomberg

Tại Trung Quốc, tình hình kinh tế sẽ ổn định nếu nước này tăng đầu tư vào năng lượng xanh và nhà ở giá cả phải chăng – điều này đã nằm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của quốc gia này. Thoả thuận thương mại mới của châu Á - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – bao phủ 2,3 tỷ người và chiếm 30% GDP toàn cầu – có thể thúc đẩy xuất khẩu.

Năm 2020, các nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Nhưng điều này không đúng vào năm 2021: nhiều quốc gia đã phục hồi một cách đáng kinh ngạc.

(Nguồn: Bloomberg)

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương