Quy hoạch chung đúng hướng sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy kinh tế

Quy hoạch chung đúng hướng sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân TP HCM.

Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã, đồ án đã giúp định hình được bộ mặt đô thị TP hiện nay. Nhiều khu đô thị, hạ tầng, trục đường giao thông hình thành và phát triển như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bệnh viện Nhi Đồng TP, hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, đường Phạm Văn Đồng, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây…

Tuy nhiên, việc thực hiện đồ án còn một số tồn tại về dự báo còn hạn chế, công tác quản lý chưa theo kịp sự phát triển, nguồn lực không được phân bổ phù hợp. "Do đó, TP cần phải xem xét, rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch. Đây là một yêu cầu phải làm ngay" - giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc nói.

Từ các phân tích trên, Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Đức Hải nhấn mạnh việc thực hiện đồ án quy hoạch chung trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong thay đổi diện mạo TP, làm cho TP hiện đại hơn. Nhưng cũng thẳng thắn thừa nhận có hạn chế, yếu kém trong dự báo; xây dựng và thực thi quy hoạch; kết nối vùng và nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Mục tiêu của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060 là xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành thành phố đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn, trung tâm kinh tế tri thức và giao thương quốc tế của Việt Nam, trung tâm tài chính và dịch vụ của châu Á - Thái Bình Dương, là thành phố có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, có tính đa dạng văn hóa, bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

[caption id="attachment_5849" align="alignnone" width="1024"] quy hoạch chung đô thị[/caption]

Việc quy hoạch không khả thi, dự án treo đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Do đó, khi điều chỉnh quy hoạch nhất thiết phải tính toán cụ thể đến vấn đề này. Nghĩa là chính quyền cần có những chính sách phù hợp để bảo đảm quyền với lợi ích cho người dân trong vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và nhất là sau khi tái định cư phải bảo đảm cuộc sống mới tốt hơn nơi ở cũ.

Có như vậy người dân mới đồng thuận, sẵn sàng ủng hộ cho việc triển khai các công trình. "Ban Đô thị đề nghị các sở, ngành khi tham mưu lập quy hoạch điều chỉnh cần lưu ý 3 vấn đề.

KTS Ngô Anh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Viện Quy hoạch và Xây dựng, cho rằng TP ngày càng hội nhập sâu với khu vực nhưng chưa tương xứng với nhu cầu. Bản thân TP vẫn bị cạnh tranh với các TP trong vùng, chưa bắt nhịp nhu cầu chuyển đổi các dịch vụ cao cấp.

Góp ý cho nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cần phải xác định trục phát triển đô thị đối với TP Hồ Chí Minh trên cả bốn hướng, bao gồm: Hướng đông (TP Thủ Ðức); hướng nam ra biển; hướng tây - bắc và tây, tây - nam. Theo Hiệp hội Bất động sản, để thành phố phát triển mạnh thì yếu tố giao thông hết sức quan trọng, vì thế ngoài quy hoạch giao thông đã được phê duyệt.

Bổ sung quy hoạch cầu vượt biển Cần Giờ, nối Cần Giờ với Vũng Tàu, bổ sung vào quy hoạch đường ven biển phía đông từ TP Hồ Chí Minh đến tỉnh Kiên Giang (cửa biển Cần Giờ rộng 12 km), đồng thời cũng là điểm nhấn kiến trúc và là cầu cảnh quan, phục vụ du lịch. Nghiên cứu bổ sung quy hoạch đường sắt chuyên dụng chở hàng hóa (trên cao), kết nối ga Sóng Thần - cảng Cát Lái - cảng Cái Mép Thị Vải - cảng Hiệp Phước, để tách dòng xe công-ten-nơ, xe tải nặng di chuyển trong đô thị hiện nay.

Ðến nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đều thống nhất, đồng ý với định hướng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060. Hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang tiếp tục lấy thêm ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân về đồ án quy hoạch này để hoàn thiện trước khi trình UBND thành phố phê duyệt.