Quy trình phát triển vaccine Covid-19 Việt Nam

Mẫu vaccine này là sản phẩm hợp tác giữa Viện với tổ chức y tế toàn cầu PATH cùng Đại học Y Lahn của Mỹ.

Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết tháng 8 này Viện sẽ nhận kết quả thử nghiệm mẫu vaccine trên động vật để làm cơ sở lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng. Đây là một trong bốn dự tuyển vaccine đang được trông đợi ở Việt Nam, đồng thời cũng là sản phẩm hợp tác giữa Viện với tổ chức y tế toàn cầu PATH cùng Đại học Y Lahn của Mỹ.

Dự tuyển vaccine thuộc loại bất hoạt được đánh giá tính an toàn và tạo được miễn dịch trên động vật thí nghiệm, từng được sử dụng trong sản xuất một số loài vaccine thú y và trong nghiên cứu vaccine Covid-19.

Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC tại Nha Trang cho biết vào tháng 5 vừa qua, Mỹ đã chuyển IVAC chủng dự tuyển có tên NDV-Lasota-S để cùng phát triển, hy vọng trong 18 tháng sẽ tạo ra được vaccine đủ điều kiện đưa vào sử dụng. 

Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng viện IVAC.
Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng viện IVAC.

TS Dương Hữu Thái đã cùng hơn 20 nhà khoa học miệt mài nghiên cứu, thiết lập quy trình sản xuất tương tự như sản xuất vaccin cúm mùa: sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Giống gà được sử dụng là gà Pháp lấy trứng theo quy trình sạch để phục vụ nghiên cứu. Trước đó, thử nghiệm đã thành công với sản xuất vaccine cúm mùa, đưa vào lưu hành, đầu năm 2019.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tiêm chủng NDV-Lasota-S vào dịch niệu đệm trứng gà. Quá trình nuôi cấy, virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài. Sau đó là tinh chế, tách lọc virus và dùng hóa chất làm chết virus. Virus dù không còn khả năng gây bệnh, song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu. Các nhà khoa học sẽ dùng sản phẩm này bào chế sản xuất vaccine. Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có.

Các đối tác ở Mỹ đã thử nghiệm mẫu trên chuột hamster và đánh giá kết quả đạt được, sắp tới sẽ thử nghiệm trên chuột, nếu khả quan sẽ đề xuất  thử nghiệm trên người vào cuối năm nay.

Các điều kiện để đảm bảo cho việc sản xuất vaccine cần có chủng tốt, an toàn, xây dựng miễn dịch có khả năng bảo vệ... đều đã được đáp ứng sẵn. Một yếu tố nữa là công nghệ phù hợp - IVAC đã làm chủ công nghệ sản xuất vaccine cú trên trứng gà có phôi.

Về quy mô sản xuất, IVAC dự kiến có thể cung cấp 6 triệu liều vaccine một năm và có thể mở rộng quy mô nếu khả thi. Ông Thái cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực nhưng vẫn cần chờ đợi thêm.

Mặc dù vậy, với kinh nghiệm hơn 24 năm nghiên cứu, chế tạo vaccine, ông Thái có niềm tin vào dự án này, bởi kết quả ban đầu khá lạc quan, nhiều triển vọng. 

Thanh Mai

Hà Nội dừng hoạt động quán bar, karaoke từ 0h ngày 1/8

Hà Nội dừng hoạt động quán bar, karaoke từ 0h ngày 1/8

Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội quyết định dừng hoạt động các quán bar, karaoke trên địa bàn toàn thành phố từ 0h ngày 1/8/2020.