Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp thuận đơn kiến nghị của 36 thượng nghị sĩ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm Hiến pháp và các chuẩn mực đạo đức do nội dung cuộc gọi bị rò rỉ. Cuộc gọi được xác nhận là có thật từ cả hai phía.
Cuộc gọi gây tranh cãi
Theo nội dung cuộc gọi bị rò rỉ, bà Paetongtarn, 38 tuổi, đã gọi ông Hun Sen là "chú" và ám chỉ Tư lệnh Quân khu 2 Thái Lan là "đối thủ", trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa hai nước gia tăng. Các phát ngôn này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận và các nghị sĩ bảo thủ, cho rằng bà đã "nhún nhường" trước Campuchia và vi phạm Hiến pháp, trong đó yêu cầu các thành viên nội các phải "trung thực, liêm chính và có đạo đức".
![]() |
Sau khi đoạn ghi âm bị phát tán, đảng Bhumjaithai – lực lượng lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền – tuyên bố rút lui, khiến thế đa số của chính phủ bà Paetongtarn suy yếu nghiêm trọng. Liên minh do đảng Pheu Thai dẫn dắt hiện chỉ còn 261 ghế tại Hạ viện, trong khi phe đối lập sở hữu 234 ghế.
Bị đình chỉ, vẫn giữ ghế Bộ trưởng Văn hóa
Ngay trước thời điểm Tòa án Hiến pháp ra quyết định, bà Paetongtarn đã tự đề cử kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Văn hóa trong đợt cải tổ nội các, động thái được Phó Thủ tướng Phumtham Wechayachai ủng hộ. Danh sách nội các mới đã được Quốc vương phê chuẩn và công bố chính thức.
Trong thời gian tạm đình chỉ, Phó Thủ tướng Suriya Juangroongruangkit sẽ đảm nhiệm vai trò Thủ tướng lâm thời. Tòa án yêu cầu bà Paetongtarn nộp bản giải trình trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị đình chỉ.
Ngay sau khi tòa ra phán quyết, bà Paetongtarn đã tổ chức họp báo và tuyên bố chấp nhận quyết định này, đồng thời khẳng định mình hành động vì lợi ích quốc gia.
![]() |
“Tôi xin nhấn mạnh rằng mọi hành động của tôi đều xuất phát từ lòng chân thành – hơn cả 100% – vì chủ quyền, vì sự an toàn của binh sĩ và vì hòa bình đất nước,” bà Paetongtarn phát biểu.
“Tôi cũng xin lỗi toàn thể nhân dân Thái Lan nếu bất kỳ ai cảm thấy bất an hoặc thất vọng vì sự việc này.”
Khủng hoảng chính trị mới
Bà Paetongtarn lên nắm quyền sau khi Tòa án Hiến pháp phán quyết người tiền nhiệm Srettha Thavisin vi phạm đạo đức và bãi nhiệm ông. Trước đó, cùng tòa án này cũng đã giải tán đảng Tiến Bước, lực lượng đối lập lớn giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử năm 2023, và cấm các lãnh đạo của đảng tham gia chính trị trong 10 năm.
![]() |
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm tại nhiệm, bà đã đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng khi xảy ra cuộc xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Campuchia. Quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia vốn phức tạp, đan xen giữa hợp tác và cạnh tranh trong nhiều thập kỷ. Hai nước chia sẻ đường biên giới dài hơn 800 km, nhưng tìm ẩn nhiều nguy cơ tạo bùng phát căng thẳng giữa hai quốc gia.Ngày 28/6, khoảng 10.000 người đã xuống đường biểu tình tại Bangkok yêu cầu bà Paetongtarn phải từ chức. Cuộc tuần hành do các nhân vật có ảnh hưởng trong phong trào Áo Vàng, lực lượng từng góp phần lật đổ ông Thaksin những năm 2000 đứng ra tổ chức. Cuộc tuần hành biểu tình thu hút nhiều nhóm
Giới chuyên gia cảnh báo rủi ro bất ổn mới
Chuyên gia chính trị Stithorn Thananithichot từ Viện Quốc vương Prajadhipok nhận định quyết định đình chỉ tạm thời bà Paetongtarn có thể giúp “giảm áp lực xã hội” trong ngắn hạn, song cũng mở ra giai đoạn mới đầy bất định cho nền chính trị Thái Lan, vốn đã nhiều năm rơi vào vòng xoáy bất ổn và đối đầu giữa các thế lực cũ - mới.
Tổng Bí thư: Mở ra chương mới trong quan hệ hai nước Việt Nam-Thái Lan
Tổng Bí thư nhấn mạnh hai nước nâng cấp Đối tác Chiến lược toàn diện là sự kiện lịch sử, mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.