Quyết định dỡ bỏ hạn chế của chính phủ Anh tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bất chấp những cảnh báo rằng việc làm này ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Anh vẫn thông báo về kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 5/7 nêu chi tiết kế hoạch dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế chống Covid-19. Ông cho biết "tính hiệu quả liên tục" của chương trình triển khai vaccine giúp Anh có vị thế để xem xét nới lỏng các biện pháp giới hạn trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng. Ông cho rằng người Anh sẽ phải "học cách sống chung với virus".

"Chúng ta đang chứng kiến số ca nhiễm tăng lên khá nhanh", ông nói thêm. "Đến 19/7, số ca nhiễm mới một ngày có thể lên đến 50.000. Và một lần nữa như chúng tôi dự đoán, số người nhập viện đang ngày càng tăng. Chúng ta phải đối mặt với thực tế đáng buồn là số ca tử vong vì Covid-19 cũng tăng".

Thủ tướng Anh Boris Johnson 
Thủ tướng Anh Boris Johnson 

Chính phủ sẽ chuyển hướng từ áp đặt hạn chế mang tính pháp lý sang nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội, bãi bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc, giãn cách xã hội và làm việc tại nhà. Chính phủ của Thủ tướng Johnson tin rằng chiến dịch tiêm chủng đã làm suy yếu mối liên kết giữa số ca nhiễm với ca nhập viện và tử vong.

Các hạn chế hiện tại bao gồm duy trì khoảng cách trên một mét, đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng và không gian kín, giới hạn số lượng người tham dự những sự kiện như đám cưới, đám tang, đóng cửa câu lạc bộ đêm và đo thân nhiệt khách ra vào quán cà phê, nhà hàng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế Anh liên tục bày tỏ lo ngại về hậu quả của việc nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Deepti Gurdasani, nhà dịch tễ học kiêm giảng viên cấp cao tại Đại học Queen Mary London, đánh giá đây là "không quá ngạc nhiên", song nó sẽ một lần nữa gây áp lực đáng kể lên hệ thống bệnh viện. Gurdasani cũng cảnh báo về nguy cơ có thêm nhiều người gặp phải các biến chứng kéo dài của Covid-19 dù đã khỏi bệnh.

Hiệp hội Y khoa Anh (BMA) kêu gọi chính phủ nên duy trì một số biện pháp hướng mục tiêu nhằm hạn chế virus lây lan sau ngày 19/7. Tiến sĩ Chaand Nagpaul, chủ tịch hội đồng BMA, cho rằng "việc dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế chỉ trong khoảng thời gian hai tuần là hành động bất hợp lý".

Theo Nagpaul, hiện mức độ lây truyền trong cộng đồng ngày càng tăng là điều kiện để biến chủng mới có khả năng kháng vaccine phát triển. Có 10% người nhiễm nCoV hứng chịu tác động lâu dài của virus, ngay cả khi họ chỉ bị triệu chứng nhẹ.

Stephen Griffin, phó giáo sư tại Trường Y Đại học Leeds, cho biết vaccine chính là "con đường" thoát khỏi đại dịch nhưng "tâm lý thiếu kiên nhẫn đối với các biện pháp hạn chế có nguy cơ làm tăng đáng kể số ca nhiễm, mà chủ yếu do biến chủng Delta". Kế hoạch của hủ tướng Johnson là hành động "thoái thác trách nhiệm".

Dù vậy, một số người cho rằng lý do "mở khóa" giới chức đưa ra khá thuyết phục.

Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học Đông Anglia, cho biết tất cả "đều đồng thuận rằng Covid-19 sẽ không biến mất", nên quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế là bước đi đúng. 

"Dù số ca nhiễm đang gia tăng nhanh, có thể là hệ quả từ những sự kiện ăn mừng giải bóng đá Euro, tôi vẫn nghĩ rằng bãi bỏ hạn chế bây giờ an toàn hơn so với mùa thu. Tác động từ tình trạng gia tăng ca nhiễm có lẽ sẽ ít dữ dội trong mùa hè hơn là mùa đông", ông đánh giá.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết ngày 5/7: Hà Nội chiều tối có mưa dông, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 5/7: Hà Nội chiều tối có mưa dông, ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng.