Số ca bệnh tay chân miêng tăng 4 lần so cùng kỳ năm ngoái

Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Bác sĩ Dư Tuấn Duy, Phó khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, số lượng ca bệnh nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng cao, có nhiều ca bệnh nặng. 

Theo bác sĩ Duy, bệnh tay chân miệng được chia làm 4 độ, độ nặng nhất là độ 4. Thông thường, trẻ dưới 3 tuổi mới có triệu chứng nặng nhưng năm nay ca nặng toàn bé trên 3 tuổi. Nguyên nhân do phụ huynh còn chủ quan, chưa phân biệt được bệnh với biểu hiện mọc răng, viêm họng hay sốt do thời tiết.

Số ca bệnh tay chân miêng tăng 4 lần so cùng kỳ năm ngoái

Theo số liệu từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong (Kiên Giang 2 trường hợp, Long An và An Giang mỗi tỉnh 1 trường hợp). So với cùng kỳ năm 2020, số người mắc của cả nước tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam, các tỉnh tăng cục bộ là TPHCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, số lượng trẻ nhập viện điều trị tăng cao đột biến từ đầu tháng 4, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 40 ca điều trị, có 6-7 ca bệnh nặng. Trong khi những năm trước số lượng bệnh nặng chỉ 1-2 ca/40 ca nhập viện. Dự báo số lượng ca bệnh nhập viện sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh từ tháng 4 đến hết tháng 6.

“Số lượng ca bệnh nặng độ 2b rất nhiều, có những trẻ ở độ 3, trẻ trên 3 tuổi cũng bị nặng. Điều này có khả năng là trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, trẻ ở nhà thời gian dài nên khả năng miễn dịch giảm dẫn đến dễ mắc bệnh và bệnh tiến triển nặng”, bác sĩ Khanh cho hay.

Theo bác sĩ Khanh, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa có vắc-xin dự phòng.

Dấu hiệu là nổi ban đỏ, bóng nước xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân, mông. Nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71 sẽ nguy hiểm hơn so với các tác nhân khác, một số trẻ có biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não…

Khi phát hiện triệu chứng, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám. Bên cạnh đó, phải chú ý để phòng ngừa, cách ly trẻ bị bệnh với trẻ khác, đặc biệt là ở các trường học,  giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Ở trường học, khi có một trẻ mắc bệnh phải quan sát các trẻ khác, chú ý để phát hiện xem có trẻ thứ hai bị không, phải cách ly với những trẻ khác và tổ chức dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp ngay lập tức để đề phòng bệnh lây lan nhiều trong lớp học...

Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các quận huyện có ca bệnh tăng nhanh. Bộ Y tế cũng đã phát đi công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thanh Mai

Công dân có hộ khẩu thường trú tỉnh khác có được làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở Hà Nội không?

Công dân có hộ khẩu thường trú tỉnh khác có được làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở Hà Nội không?

Nhiều người thắc mắc khi đang và làm việc tại Hà Nội nhưng hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác thì làm thẻ căn cước gắn chip ở Hà Nội được không?