Tâm lý năm đầu làm dâu chắc hẳn rất khó khăn với nhiều cô gái. Linh (27 tuổi, Hà Nội) mới cưới vào tháng 11 năm vừa rồi, tính đến nay cô mới ở nhà chồng được vẻn vẹn 2 tháng.
Trước đó cô cũng chỉ đến chơi nhà chồng đúng 2 lần nên tính cách, nếp sống mọi người trong nhà cô đều chưa rõ lắm. Thế nên Tết này Linh muốn chủ động làm được gì đóng góp cho gia đình cô sẽ làm nhiệt tình.
Ảnh minh họa |
Hôm vừa rồi nhà hàng xóm xây dựng nên nhà chồng Linh bị ảnh hưởng 1 chút. Bố chồng cô gọi người sửa sang lại cho kịp ăn Tết. Linh cũng mua sắm thêm đồ trang trí Tết, tỉ mẩn uốn từng bông hoa nhung. Nhà sửa gần xong thì mẹ chồng Linh không may trượt chân ngã, phải nằm viện mấy hôm. Bố chồng giao cho chồng Linh phụ trách nốt việc nhà cửa. Sơn lại tường xong là họ có thể kê đồ nội thất.
Nhưng nhờ quá trình dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa mà Linh mới biết bí mật của mẹ chồng.
Cô kể: “Mình cũng không nghĩ ngợi gì cứ từ từ dọn vì cũng sợ mình người mới, động vào đồ gì hỏng của ông bà. Đến khi nhìn thấy cái tủ nhỏ trong góc phòng ngủ của bố mẹ chồng mình mới thắc mắc sao mọt như thế rồi mà ông bà không thay tủ mới. Mình còn bàn với chồng mua cái khác cho ông bà. Nhưng rồi chả hiểu tay chân lóng ngóng làm sao mà mình làm gãy cả ngăn kéo, bao nhiêu giấy tờ, tài liệu tung ra. Kì lạ là trong đó có 1 quyển sổ chi tiêu hàng ngày và 2 phong bì size to chưa dán mép, lại ghi rõ tên mình cùng chị dâu”.
Trước đây mẹ chồng Linh làm công nhân, sau khi về hưu bà có đi bán hàng thêm ngoài chợ. Bố chồng ngày trước đi bộ đội cũng bị thương nặng nên sức khỏe về già kém đi rất nhiều, ông có làm thêm bảo vệ rồi phải nghỉ sớm. Kinh tế 2 ông bà cũng chẳng dư dả gì nhưng nuôi 2 con trai ăn học, lo công việc, cưới hỏi rất chu đáo.
Lúc đó trong phòng không có ai lại vô cùng tò mò nên Linh lén mở 2 chiếc phong bì ra xem. Mỗi phong bì đều có 20 triệu đồng. Ở trang sổ kẹp phong bì còn ghi rõ các mục chi tiêu Tết, trong đó có dòng “thưởng Tết cho con dâu”. Linh không dám hỏi chồng, cô vội vàng cất mọi thứ vào đúng vị trí, sửa lại khóa tủ và nhờ chồng mang đến viện cho bà.
Cuối cùng mẹ chồng Linh cũng ra viện. Cả nhà anh chồng về làm bữa lẩu liên hoan mẹ khỏi bệnh. Linh cũng không nghĩ ngợi nhiều về khoản tiền kia. Xong bữa cơm, mẹ chồng gọi các con lại khoe, mẹ bán hàng được bao nhiêu lại dồn gửi tiết kiệm. Hôm rồi rút về sổ 50 triệu nên mẹ quyết cho mỗi cô con dâu 20 triệu còn giữ lại 10 triệu ông bà chi tiêu.
Linh thật sự rất xúc động về bữa cơm ấy. Đêm ngủ, cô hỏi chồng nhiều hơn để biết những câu chuyện của gia đình anh, về tuổi thơ của anh.
Ảnh minh họa |
Chồng Linh kể: “Mẹ tiết kiệm lắm, có kiếm ra tiền cũng chẳng ăn tiêu gì cho bản thân, toàn cho con cháu. Từ ngày có chị Nhung về làm dâu rồi có 2 cháu nội mẹ phải ở nhà nhiều để trông cháu nên thu nhập cũng giảm đi. Anh chị cũng chăm mẹ lắm, có Tết anh về muộn là 1 tay chị Nhung lo hết. Anh chị hiếu thuận với bố mẹ nên mẹ luôn có suy nghĩ là gánh nặng cho các con, cứ kiếm được tí tiền nào là cho cháu”.
Linh nằm nghĩ mà tủm tỉm cười với câu nói của mẹ chồng: “Từ giờ Tết các con bảo nhau mua gì thì mua, tiết kiệm thôi, không cần đưa tiền cho bố mẹ. Riêng con dâu nhà này năm nào mẹ cũng có thưởng Tết riêng, phụ nữ mình vất vả cả năm rồi”.
Đâu phải cứ sống chung với mẹ chồng là áp lực. Mẹ chồng và chị dâu sẽ là 2 tấm gương sáng để Linh học theo. Cô tin, nhất định đại gia đình cô sẽ luôn hòa thuận, hạnh phúc.
Bình Dương thưởng Tết cao nhất hơn nửa tỷ đồng
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 cao nhất tại tỉnh Bình Dương là hơn 570 triệu đồng/người, thuộc về một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Malaysia) có trụ sở tại Khu công nghiệp VSIP 1.