Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi?

Nếu tình trạng mệt mỏi không biến mất, thì đó có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng.

Bạn đã bao giờ trải qua một ngày mà cảm thấy như mình hoàn toàn cạn kiệt năng lượng dù cho bạn uống bao nhiêu cốc café hay nghỉ ngơi nhiều thế nào đi chăng nữa, đến mức bạn luôn tự hỏi: "Tại sao mình lúc nào cũng mệt mỏi thế này?".

Thực tế, sự suy nhược và mệt mỏi dai dẳng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cạn kiệt mức năng lượng của bạn và khiến bạn cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này có thể bao gồm lối sống kém lành mạnh, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các tình trạng nghiêm trọng như sự dao động đường huyết, vấn đề về tuyến giáp, căng thẳng, v.v.. Tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định cũng có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy nhược.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây suy nhược và mệt mỏi mà bạn nên biết:

Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi?

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho chức năng thần kinh và quá trình sản xuất hồng cầu. Nếu bạn bị thiếu hụt, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược và khó tập trung.

Tạp chí Y học Giấc ngủ lâm sàng đã từng liên kết và chứng minh mối quan hệ giữa tình trạng thiếu vitamin B12 với suy nhược cơ bắp. Không chỉ vậy, việc thiếu hụt các vitamin dinh dưỡng khác như sắt, vitamin D, magie cũng khiến cho cơ thể suy nhược.

Mất cân bằng điện giải

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Các chất điện giải như natri, kali và canxi giúp điều chỉnh chức năng cơ và thần kinh. Nếu các khoáng chất này mất cân bằng, thường là do mất nước hoặc các vấn đề về thận, nó có thể khiến cơ thể suy nhược, chuột rút cơ bắp và mệt mỏi.

Vấn đề về giấc ngủ

Nếu bạn thức dậy cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc, bạn có thể đã bị ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng khiến hơi thở ngừng và bắt đầu khi bạn ngủ khiến giấc ngủ trở nên kém chất lượng.

Một nghiên cứu trên Frontiers in Psychology cho thấy những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường trải qua tình trạng mệt mỏi ban ngày, có thể khiến họ cảm thấy suy nhược và đầu óc mơ hồ.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính không chỉ đơn thuần là cảm thấy mệt mỏi. Đó là một tình trạng mà bạn trải qua sự mệt mỏi cực độ, không rõ nguyên nhân, không cải thiện khi nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi thường đi kèm với đau cơ và khó tập trung. Nó có thể gây khó chịu nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây suy nhược.

Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi?

Bệnh về máu

Chứng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi liên tục, suy nhược, chóng mặt và thậm chí khó thở. Theo Stat Pearls, thiếu máu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy nhược và mệt mỏi, đặc biệt là ở phụ nữ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng, dù do virus hay vi khuẩn, đều có thể gây mệt mỏi và suy nhược khi cơ thể dồn năng lượng để chống lại nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc thậm chí cảm lạnh có thể làm cạn kiệt mức năng lượng của bạn, khiến bạn cảm thấy suy nhược.

Lão hóa

Lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy nhược. Khi chúng ta già đi, cơ thể chúng ta sẽ trải qua sự mất mát cơ bắp và sức mạnh một cách tự nhiên khiến gia tăng cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Nó có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm hơn và mức năng lượng thấp hơn khiến các hoạt động hàng ngày cảm thấy mệt mỏi hơn.

Các bệnh về cơ

Các bệnh về cơ như chứng loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh di truyền khiến cơ bắp yếu dần theo thời gian. Tình trạng này tiến triển có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng khi cơ bắp mất sức mạnh. Theo StatPearls, loạn dưỡng cơ ảnh hưởng đến sức mạnh và khả năng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, thường dẫn đến mệt mỏi mãn tính.

Bệnh thần kinh

Các tình trạng như đa xơ cứng và bệnh Parkinson ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cản trở vận động và các chức năng khác. Những tình trạng này là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể cảm thấy suy nhược và mệt mỏi, cũng như các vấn đề về sự phối hợp và thăng bằng, khiến bạn cảm thấy thể chất bị suy kiệt.

Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi?

Vấn đề sức khỏe tâm thần

Các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy nhược. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức ngay cả sau khi nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm được kê đơn cho những tình trạng này cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc suy nhược, góp phần gây ra mệt mỏi mãn tính.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình trao đổi chất của bạn. Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), nó có thể gây mệt mỏi, tăng cân, suy nhược và nhạy cảm với không khí lạnh. Quá trình trao đổi chất chậm có nghĩa là cơ thể bạn không có đủ năng lượng cần thiết để hoạt động hiệu quả, dẫn đến mệt mỏi dai dẳng.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây đau lan rộng và đau nhức ở cơ và khớp. Cùng với cơn đau, những người bị đau cơ xơ hóa thường trải qua sự mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng, ngay cả sau một đêm ngủ ngon. Theo tạp chí Y học Oman, tình trạng này có thể gây ra những khó khăn về thể chất và nhận thức, khiến ngay cả những nhiệm vụ đơn giản cũng cảm thấy quá sức.

TM (theo Healthshots)

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

Việc dùng quá nhiều đường làm gia tăng nhiều nguy cơ bệnh lý cho cơ thể.