Tập thể dục trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh có tốt không?

Tập luyện trong thời tiết nóng hoặc lạnh mang lại sự lợi ích và tác hại nhất định. Bạn sẽ phải đánh đổi giữa cái được và mất cho lựa chọn này.

Ở các nước có khí hậu lạnh, hiện đang có xu hướng có các phòng tập thể dục nóng. Mặc dù nó mang lại một số lợi ích  sức khỏe liên quan đến chế độ tập này, nhưng cũng có một số rủi ro.

Theo The Epoch Times, đây là những gì xảy ra cho cơ thể đối với mỗi chế độ tập luyện.

Tập luyện trong thời tiết nóng

Khi tập thể dục trong môi trường càng nóng, trái tim càng cần phải làm việc nhiều hơn.
Khi tập thể dục trong môi trường càng nóng, trái tim càng cần phải làm việc nhiều hơn.

Nhiệt độ cơ thể lý tưởng là khoảng 37 độ C. Ở nhiệt độ này, khi tập thể dục, cơ bắp rất kém hiệu quả và chỉ có 25% năng lượng được sử dụng cho vận động. 75% năng lượng còn lại bị mất đi dưới dạng nhiệt trong khi cơ thể nóng lên. Nếu vượt quá 40 độ C, có thể nguy hiểm, vì vậy cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ khoảng 37 độ C.

Một chiến lược để ngăn nhiệt độ cơ thể tăng lên là đưa nhiều máu đến da hơn, điều này có thể khiến mặt đỏ bừng khi tập luyện cường độ cao.

Khi tập thể dục trong môi trường càng nóng, trái tim càng cần phải làm việc nhiều hơn nữa, để cố gắng đưa nhiều máu đến da hơn. Một cách khác để cơ thể thoát khỏi sức nóng dư thừa là làm nóng mồ hôi đến mức bốc hơi, sau đó mồ hôi bay hơi vào không khí sẽ làm mát cơ thể.

Cơ thể có thể mất tới 2 lít nước mỗi giờ qua mồ hôi. Cần lưu ý bù đắp lượng chất lỏng đã mất đi do đổ mồ hôi nhiều hơn khi tập thể dục dưới trời nóng. Nếu không, máu có thể trở nên đặc hơn, gây tăng căng thẳng cho tim, theo The Epoch Times.

Cả hai cách cơ thể tự điều chỉnh để duy trì thân nhiệt dưới 40 độ C đều tạo thêm gánh nặng cho tim. Do đó, việc tập luyện tim mạch khó khăn hơn trong môi trường nóng và hiệu suất tập sức bền cũng giảm đi trong môi trường nóng.

Nhưng tập thể dục trong môi trường nóng có thể tốt cho các hoạt động ngắn cần sự co cơ mạnh mẽ. Tăng nhiệt độ cơ có thể tăng tính linh hoạt và giảm nguy cơ chấn thương.

Tập luyện trong thời tiết lạnh

Tập luyện trong điều kiện lạnh có nhiều nguy cơ bị chấn thương hơn, nhưng nếu biết khởi động đúng cách thì nguy cơ sẽ giảm.
Tập luyện trong điều kiện lạnh có nhiều nguy cơ bị chấn thương hơn, nhưng nếu biết khởi động đúng cách thì nguy cơ sẽ giảm.

Khi trời lạnh, cơ thể nóng hơn môi trường xung quanh và sẽ giải phóng sức nóng sinh ra trong cơ bắp khi tập thể dục. Từ đó giúp cho cơ thể không bị nóng lên khi tập kéo dài và hiệu suất tập tim mạch thường sẽ tốt hơn khi trời lạnh.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Aberdeen (Anh) nhận thấy hiệu suất tập sức bền đạt tốt nhất ở khoảng 10 độ C. Khi trời quá lạnh, nhiệt do cơ bắp tạo ra không đủ để duy trì nhiệt độ chính giữa cơ thể đảm bảo 37 độ C. Lúc đó, cơ thể đối phó với môi trường cực lạnh bằng cách run cầm cập. Run thực chất là co thắt cơ để tạo ra nhiệt chứ không phải chuyển động.

Giống như bất kỳ sự co cơ nào, run đòi hỏi tiêu hao năng lượng và đốt cháy calo. Vì vậy, điều đáng ngạc nhiên là ở trạng thái nghỉ ngơi, khi trời quá lạnh, cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn khi ở nhiệt độ bình thường.

Một chiến lược khác để đối phó với cái lạnh là sử dụng chất béo để tạo nhiệt. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy tập luyện lặp đi lặp lại trong thời tiết lạnh làm tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể. Mỡ nâu là chất béo tốt, vì nó đốt cháy calo. Cả việc run do lạnh và đốt cháy chất béo tiêu thụ calo, là ý tưởng để xuất hiện các lớp tập luyện ở 7 độ C, với ý tưởng giúp giảm cân.

Theo một nghiên cứu từ Tây Ban Nha phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với môi trường lạnh tăng dần, có thể làm tăng mức tiêu hao năng lượng lên tới 30%, tương ứng với khoảng 500 calo trong 24 giờ tiếp xúc với lạnh. Điều này có nghĩa là tiếp xúc với lạnh có thể giúp giảm cân nhanh hơn, nhưng hiệu quả sẽ rất nhỏ nếu chỉ tập luyện trong 1 giờ dưới trời lạnh, và cảm giác lạnh sẽ rất khó chịu, theo The Epoch Times.

Tập luyện trong điều kiện lạnh có nhiều nguy cơ bị chấn thương hơn, nhưng nếu biết khởi động đúng cách thì nguy cơ sẽ giảm.

DƯƠNG THỤY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương