Cả chủ đầu tư và khách hàng đều bị ảnh hưởng khi thời gian thực hiện thủ tục kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất và có tình trạng “cán bộ chuyên môn” sợ trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, khiến không ít dự án bất động nhiều năm. Thách thức mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt thì việc bị “ngâm” hồ sơ.
Sau khi tổng hợp ý kiến của 57 doanh nghiệp “kêu cứu” cho 64 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã tổng hợp thêm 29 doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ các vướng mắc của 38 dự án bất động sản. Trong danh sách này, chiếm hơn một nửa liên quan đến tiền sử dụng đất.
HoREA đánh giá, pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh.
Thực trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cả lãnh đạo quản lý ở các bộ, ngành, địa phương có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm cầm chừng hoặc né tránh… đã được đại biểu Quốc hội đề cập tại phiên thảo luận ở nghị trường vừa qua. Thực trạng này cần sớm được giải quyết, bởi khi dự án nằm bất động thì cũng là lúc quyền lợi của khách hàng, nhà đầu tư bị ảnh hưởng, ngân sách nhà nước bị thất thu.
Về vấn đề này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sở dĩ có tình trạng cán bộ quản lý nhà nước ở một số địa phương ngại phê duyệt dự án là bởi những “tai nạn” trong quản lý rất dễ xảy ra khi hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản vẫn còn chồng chéo.
“Chúng ta đã và đang sửa rất nhiều luật, nhưng hệ thống pháp luật vẫn còn điểm khuyết. Khi gặp điểm khuyết hoặc có vấn đề khó thì thường sử dụng những từ ngữ chung chung, khó hiểu, khiến người thực hiện mỗi nơi hiểu một cách”, ông Võ nói và cho biết thêm, chính vì nỗi sợ tai nạn quản lý nên các nhà quản lý có nhiệm vụ phê duyệt dự án “gác bút”, dẫn tới nguồn cung mới trên thị trường bất động sản ngày càng ít.
“Cần phải làm gì đó để việc xử lý dự án thật nhanh, vì đây là điều có lợi cho người dân, nền kinh tế chung”, ông Võ nhấn mạnh và ví von, việc quản lý thị trường bất động sản phải là một nghệ thuật, chứ không chỉ dùng những kỹ thuật.
HoREA cũng đánh giá, pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Do vậy, đi đôi với việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuần qua, ngay sau khi cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, giữa các doanh nghiệp bất động sản phía Nam với lãnh đạo Chính phủ kết thúc, phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán đã liên hệ với các doanh nghiệp để ghi nhận tình hình.
Đại diện nhiều doanh nghiệp có chung quan điểm rằng, thị trường đang gặp rất nhiều vướng mắc, trong đó, pháp lý là vướng mắc lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất và có tình trạng “cán bộ chuyên môn” sợ trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, khiến không ít dự án bất động nhiều năm.
Tổng Hợp