Thảo thuận Hàn Quốc vừa huỷ bỏ với Nhật Bản quan trọng như thế nào?

Mới đây Hàn Quốc đã rút khỏi thoả thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quan sát Triều Tiên.

Hàn Quốc hôm 22/8 cho biết hủy bỏ một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản, theo Reuters.

Hãng tin Anh nói rằng quyết định này có thể làm leo thang cuộc tranh cãi về lịch sử và thương mại cũng như ảnh hưởng tới hợp tác an ninh về Triều Tiên giữa hai nước.

Quyết định này diễn ra một ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc có cuộc gặp tại Trung Quốc để thảo luận về thương mại và an ninh quốc gia, Seoul tuyên bố rằng điều này là vì lợi ích quốc qua của họ.

Quyết định này được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á. Theo các nhà phân tích, động thái của Hàn Quốc là thất bại trong nỗ lực việc thúc đẩy hợp tác an ninh ba phương với Seoul và Tokyo của Mỹ. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono tổ chức một cuộc họp báo chung vào năm 2018 tại Seoul, Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono tổ chức một cuộc họp báo chung vào năm 2018 tại Seoul, Hàn Quốc.

Ngày sau đó cả Mỹ và Trung Quốc đều bước vào hoà giải, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo kêu gọi hai nước tìm ra điểm chung, và cho rằng lợi ích chung của Nhật Bản và Hàn Quốc là rất quan trọng, và cả hai nước đều rất quan trọng đối với Mỹ.

Thỏa thuận tình báo là gì?

Hiệp định An ninh Thông tin Quân sự Chung, thường được gọi là GSOMIA, cho phép hai nước trực tiếp chia sẻ thông tin về các hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đảm bảo hai đồng minh của Mỹ được liên kết phòng thủ.

Thỏa thuận này là thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Hàn Quốc giải phóng khỏi Đế quốc Nhật Bản vào năm 1945.

Năm 2011, Seoul, Tokyo và Washington bắt đầu các cuộc đàm phán an ninh khu vực tập trung vào các mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thỏa thuận đã được chính thức hóa vào năm 2016.

Waqas Adenwala, nhà phân tích châu Á tại công ty nghiên cứu Eurasia Group, cho biết, GSIAIA lần đầu tiên được ký lại vào năm 2012 nhưng đã bị trì hoãn từ phía Hàn Quốc vì người dân địa phương phản đối ý tưởng có một thỏa thuận với người Nhật.

"Nếu Seoul tiếp tục duy trì điều này, Hàn Quốc có thể sẽ chia sẻ thông tin với Nhật Bản theo cách trước khi GSOMIA được ký kết - thông qua Washington. Điều đó sẽ tạo ra sự chậm trễ và giảm hiệu quả khi đối phó với các động thái của Triều Tiên", theo Adenwala nói với CNBC vào đầu tuần này.

Bản đồ Nhật Bản.
Bản đồ Nhật Bản.

Troy Stangarone, giám đốc cấp cao của Viện kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Washington, cho rằng quyết định của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là một động thái khó hiệu, vì trước đó ông đã có những động thái ôn hoà với Nhật Bản vài ngày trước đó.

"Rút khỏi thoả thuận chia sẻ thông tintifnh báo có nghĩa là Seoul sẽ không còn nhận được những thông báo nhanh chóng về các hoạt động bất thường ở vùng Biển Nhật Bản theo các gọi của Nhật Bản và Biển Đông theo cách gọi của Hàn Quốc", theo đài Arirang News của Hàn Quốc cho biết.

Chỉ riêng trong năm 2019, Seoul và Tokyo đã trao đổi thông tin quân sự được phân loại về Triều Tiên 7 lần.

Nguyên nhân của cuộc xung đột Nhật-Hàn

Mâu thuẫn Nhật - Hàn bắt đầu từ việc một tòa án ở Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật phải bồi thường thêm cho các nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ 1910 tới hết Chiến tranh Thế giới thứ II.

Phía Nhật cho rằng vấn đề bồi thường đã được hai bên dàn xếp trong hiệp định 1965. Theo đó, Hàn Quốc nhận 300 triệu USD viện trợ kinh tế, 500 triệu USD qua các khoản vay không hoàn lại  để giải quyết hoàn toàn vấn đề. Tuy nhiên, các nạn nhân chiến tranh đã khởi kiện hiệp định này và cho rằng chính phủ đã quyết định mà không hề hỏi ý kiến nhân dân. 

Năm 2018, toà án ở Hàn Quốc buộc các công ty Nhật bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Báo Japan Times ngày 17/7 đưa tin các luật sư Hàn Quốc yêu cầu tịch thu tài sản của một số công ty Nhật ở Hàn Quốc như Mitsubishi Heavy để thực thi yêu cầu bồi thường của toà. 

Theo đài NHK, ông Nishimura khẳng định Chính phủ sẽ làm mọi cách để bảo vệ lợi ích của các công ty Nhật.

Từ ngày 4/7, giữa Nhật - Hàn khẩu chiến về vấn đề siết chặt xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao quan trọng sang Hàn Quốc bên cạnh các nỗ lực đàm phán thương mại song phương. 

MINH TUẤN

theo Tin 24h