Đại diện các trường học cho biết, thay vì trừng phạt những học sinh đã gây ra lỗi lầm, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tập trung vào các biện pháp khắc phục. Như vậy, những đứa trẻ bắt nạt bạn bè cũng sẽ có cơ hội sửa sai.
Nhiều em nhỏ “thích” bắt nạt người khác do ảnh hưởng từ xu hướng bạo lực của người lớn xung quanh. Ảnh: Mikhail Nilov/Pexels |
Một giáo viên trường Orbis, Mundhwa cho biết: “Trường học của tôi có các quy định về quy tắc ứng xử cho học sinh. Chúng tôi thường xuyên tổ chức lớp học nhóm về quản lý hành vi, một phần của lớp kỹ năng sống. Học sinh sẽ được chia sẻ về các vụ việc bắt nạt thực tế trên trường học, học cách điều khiển, chuyển đổi cảm xúc tiêu cực sang tích cực”.
Mỗi tầng của các tòa nhà trong trường đều có hòm thư góp ý, khuyến khích học sinh lên tiếng về câu chuyện của mình. Các lớp học cũng luân phiên thay đổi lớp trưởng - được chỉ định theo dõi, báo cáo lại cho giáo viên những vấn đề tiềm ẩn trong lớp.
Để ngăn chặn tình trạng bè phái trong lớp, học sinh được tham gia nhiều tiết học, hoạt động theo nhóm. Giáo viên sẽ lựa chọn và quyết định thành viên cho mỗi nhóm, tạo điều kiện cho các em làm việc, giao tiếp nhiều hơn với các bạn khác nhau.
Mungali, giám đốc của nhóm trường học Sanskriti, chia sẻ: “Hầu hết trẻ em có xu hướng muốn bắt nạt người khác vì hành động này lại được bạn bè khác “cổ vũ”. Có những trường hợp là do các em học theo hành vi bạo lực của người lớn xung quanh”.
“Ủy ban chống bắt nạt cần thực hiện các biện pháp chủ động, song vấn đề sẽ không được giải quyển chỉ bằng hành động trừng phạt. Vấn đề này cần các cố vấn giáo dục, giáo viên và phụ huynh hợp tác chặt chẽ để ngăn chặn”, Mungali nói thêm.
Trường học viện ở Pune (TAS) có một ban chăm sóc riêng để theo dõi trạng thái, tâm trí học sinh. Indira Ramachandran, hiệu trưởng nhà trường, cho biết các thầy cô luôn xử lý tình huống một cách khéo léo và niềm nở.
“Mỗi học sinh cũng được tiết lộ chỉ số EQ và vấn đề đạo đức. Những cuộc trò chuyện của các em luôn được thầy cô, cố vấn quan tâm, để ý”, Indira chia sẻ.
Giáo viên cho rằng chính sách, quy định của trường học không nên phân biệt đối xử về tình trạng tài chính, giới tính, tầng lớp, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục.
Rajesh Bhatia, giám đốc trung tâm giáo dục Tree House nhấn mạnh: “Trường học phải có chính sách rõ ràng, kiên quyết để chống lại bạo lực học đường trên mọi khía cạnh: bắt nạt bằng lời nói, tinh thần và thể chất. Không được để bất kỳ em nào trở thành mục tiêu bị bạo lực. Nhân viên trong trường phải cảnh giác hơn, cam kết đảm bảo an toàn cho học sinh. Có như vậy, hiện trạng này mới có thể bị ngăn chặn ngay từ đầu”.
Tâm sự của một bà mẹ có con là “thủ phạm bạo lực học đường”
Thú thực chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình lại là phụ huynh của một học sinh cá biệt.