Những hành vi này gây tổn thương về thể chất và tâm lý học sinh ở nhiều cấp độ. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh, mà có thể xảy ra giữa giáo viên và học sinh, giữa phụ huynh với học sinh...
Ảnh minh họa. |
Theo số liệu UNICEF công bố năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới - ước tính khoảng 150 triệu - cho biết đã từng bị bạo lực học đường ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011 đến hết quý 1 năm 2018, cả nước xảy ra 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường liên quan đến cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên với 32.418 đối tượng và 15.757 người là nạn nhân.
Phần lớn vụ việc là đánh nhau gây thương tích, chiếm 64,01%, uy hiếp tinh thần chiếm 4,92%, xâm hại tình dục chiếm 1,37% và các hình thức khác chiếm 26,9%.
Trong tổng số 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường giai đoạn 2011-2018, có 251 đối tượng là nhà giáo (chiếm 0,77%) và 163 cán bộ quản lý (chiếm 0,5%).
Có khá nao vụ việc bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô với học trò, giữa phụ huynh với giáo viên đã và đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
Unicef đưa ra một số lời khuyên cho các bậc làm cha mẹ:
1.Giáo dục con về hành vi bắt nạt.
2.Nói chuyện cởi mở và thường xuyên với con cái.
3.Giúp con trở thành một tấm gương tích cực. Ngay cả khi trẻ em không phải là nạn nhân của bắt nạt, các con có thể ngăn chặn bắt nạt bằng cách hòa nhập, tôn trọng và tử tế với bạn bè của mình. Nếu chứng kiến hành vi bắt nạt, họ có thể ủng hộ nạn nhân, hỗ trợ và hoặc đặt câu hỏi về các hành vi bắt nạt.
4.Giúp xây dựng sự tự tin cho con.
5. Bản thân cha mẹ hãy là một hình mẫu tích cực.
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy chia sẻ trên Dân Việt đề xuất một số giải pháp để cha mẹ có thể đồng hành cùng con phòng chống bạo lực học đường. Theo đó, với cha mẹ, hãy giúp con mình phòng ngừa bạo lực ngay hôm nay, bằng cách tạo tổ ấm yêu thương, nơi không có bạo lực thể chất và cả tinh thần. Không bị đối xử bạo lực, không bị la mắng, đánh đập, áp đặt, kiểm soát… trẻ sẽ tự tin, vui vẻ với mọi người xung quanh, bớt đi những bùng nổ cảm xúc tiêu cực với bạn bè, với người lớn.
Trẻ chỉ học được hành vi phi bạo lực từ chính cách người thương yêu trong gia đình đối xử với trẻ phi bạo lực.
Với thầy cô, hãy cùng nhau xây dựng từng giờ giảng hạnh phúc, từng lớp học, trường học hạnh phúc. Nơi đó có nụ cười, có những trò chơi, có những hoạt động trải nghiệm giúp học mà chơi, chơi mà học, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực kiến tạo nên kiến thức, kỹ năng hữu ích, cho trẻ được sáng tạo, được kết nối thêm hiểu mình hiểu bạn…
Mỗi người lớn hãy dừng những suy nghĩ, lời nói hành vi bạo lực ở bất cứ đâu, trên mạng xã hội, ở nhà, ở ngoài đường… nhất là trước mặt trẻ. Khi người lớn còn cãi nhau trên mạng, còn cãi nhau, đánh chửi nhau ngoài quán nhậu, trên đường phố… thì chúng ta không thể mong trẻ ngưng bạo lực.
Mỗi ngày có khoảng 11 vụ phụ nữ Pakistan bị cưỡng hiếp
Tháng 11 năm ngoái, Pakistan đã thông qua luật chống hiếp dâm, cho phép tòa án thiến hóa học những tội phạm tình dục bị kết tội cưỡng hiếp nhiều lần.