Phụ nữ Ukraine gặp khó với luật cấm phá thai của Ba Lan

Những người Ukraine tị nạn tại Ba Lan đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Ba Lan là một trong những nước áp dụng luật cấm phá thai. Luật này đã gây ra cái chết cho nhiều phụ nữ Ba Lan và gây khó khăn khổ cho không ít phụ nữ Ukraine đang tị nạn ở đây.

Ở Ukraine, thuốc phá thai được cung cấp hợp pháp theo yêu cầu trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thuốc tránh thai đường uống được bán không cần kê đơn. Còn ở Ba Lan, vì việc phá thai bị cấm nên nhiều bác sĩ từ chối kê toa thuốc tránh thai khẩn cấp, hoặc đặt vòng tránh thai.

Phụ nữ Ukraine gặp khó với luật cấm phá thai của Ba Lan

Oxana Lytvynenko - nhà hoạt động về quyền sinh sản người Ukraine cho biết: “Họ hoàn toàn không chuẩn bị cho tình huống ở Ba Lan. Nhiều người vẫn nghĩ, họ vẫn được phá thai nếu có lý do chính đáng”. 

Lytvynenko cho biết khả năng tiếp cận với các dịch vụ để chấm dứt thai kỳ này là rất thấp.  

Các thành viên của phong trào chống phá thai ở Ba Lan cũng đã có mặt ở biên giới, để phát tờ rơi và cho rằng phá thai là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình. 

Từ năm 2010 đến 2020, mỗi năm, Ba Lan có chưa tới năm vụ phá thai hợp pháp với lý do bị cưỡng hiếp, loạn luân hoặc ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Những trường hợp này phải được tòa án cho phép. 

Theo tổ chức giúp phụ nữ tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn Abortion Without Borders (AWB), mỗi năm, có từ 80.000-200.000 phụ nữ Ba Lan tìm cách phá thai bất hợp pháp hoặc ra nước ngoài kết thúc thai kỳ

Thanh Mai

Phán quyết cuối cùng: Johnny Depp thắng kiện, Amber Heard phải bồi thường 15 triệu USD

Phán quyết cuối cùng: Johnny Depp thắng kiện, Amber Heard phải bồi thường 15 triệu USD

"Bồi thẩm đoàn đã trả lại cuộc sống cho tôi. Tôi thực sự cảm thấy mình nhỏ bé", Depp chia sẻ sau khi thắng kiện.