Thông tin Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua quyết định thành lập thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã nhận được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia và giới đầu tư.
Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, đất nền Phú Quốc sốt “hừng hực” bởi thông tin thành lập đặc khu, có thời điểm những mảnh đất chỉ sau một đêm giá tăng hàng trăm triệu/m2. Việc phân lô, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra ồ ạt khiến thị trường sinh ra sốt đất, băm nát quy hoạch, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh tréo ngoe vì mua phải những lô đất “ảo”.
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, khi trở thành Thành phố, Phú Quốc sẽ có những có cơ chế đặc thù, quy hoạch được hoàn thiện hơn, xây dựng đầu tư hạ tầng hiện đại… thu hút đầu tư, tăng giá trị đất của vùng đất này.
Phú Quốc sẽ tiếp tục tỏa sáng trước cơ hội trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam. Đặc biệt, theo Đề án TP. Phú Quốc, khu nam đảo rộng 1.022ha sẽ có đô thị cảng quốc tế, là đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch. Như vậy, Nam Phú Quốc không chỉ là tâm điểm du lịch, thương mại dịch vụ của Phú Quốc, mà còn là đô thị hiện đại, năng động với đội ngũ chuyên gia, nhân sự lao động chất lượng cao đổ về.
Nếu như Phú Quốc không có các BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng xứng tầm, thậm chí phải là đẳng cấp quốc tế, chắc chắn tương lai sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Bởi lẽ, nếu chỉ xét về tốc độ, giai đoạn 2010 - 2019, lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc tăng trung bình 20 - 30%/năm. Tăng trưởng GDP đạt 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân cả nước. Khi Phú Quốc trở thành thành phố, tốc độ và quy mô tăng trưởng sẽ cao hơn rất nhiều.
Thị trường đất nền Phú Quốc vẫn đang ở biên độ trung bình, không xảy ra tình trạng sốt ảo cũng như những năm trước. Hàng loạt các nhà đầu tư lớn: Sun Group, MIK Group, BIM Group hay VinGroup đang đầu tư rất mạnh về mảng bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, từ quý III/2020, sau khi Chính Phủ và tỉnh Kiên Giang thống nhất chủ trương nâng Phú Quốc thành Thành phố đã và đang tạo sự quan tâm mạnh trở lại của các nhà đầu tư.
Bất động sản đô thị nhanh chóng trở thành tiêu điểm thu hút đầu tư vì được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài, các giao dịch đất nền đô thị có pháp lý rõ ràng được ưu tiên lựa chọn từ nhà đầu tư. Theo tiết lộ của môi giới, vị trí đất Phú Quốc đắt giá nhất là ở các khu đường chính. Giá đất nền Phú Quốc rơi vào khoảng từ 100 triệu tới 400 triệu đồng một mét vuông. Giá sẽ thấp hơn ở các khu đường phụ, giá rơi vào từ 20 triệu tới 50 triệu đồng một mét vuông.
Hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện đảo Phú Quốc với các điểm du lịch cũng đặc biệt được hoàn thiện trong các năm qua. Đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên tần suất 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150-300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách ra đảo.
Đặc biệt, đường hàng không có sân bay quốc tế Phú Quốc tần suất 15-20 chuyến/ngày nối Phú Quốc với Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Vinh… việc di chuyển không còn là trở ngại với du lịch Phú Quốc. Đến đầu năm 2020, tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương chấm dứt hiệu lực quyết định trên để "mở cửa" thị trường. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng, tình trạng loạn phân lô bán nền lại tái diễn, tỉnh này đã một lần nữa buộc phải ra lệnh cấm.
Ông Đính nhìn nhận, việc Phú Quốc lên thành phố sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây trở nên ổn định, lâu dài hơn, tạo xung lực để bất động sản nghỉ dưỡng trở lại "đường đua".
Thị trường bất động sản Phú Quốc sẽ khởi sắc trở lại theo hướng thực chất và ổn định, lâu dài hơn. Với việc thành lập thành phố Phú Quốc sẽ tạo xung lực đủ để kích thích thị trường nhưng sẽ không sôi động, không có chuyện đất tăng giá nhanh và cao như các đợt sốt lần trước.