Trải qua 4 đợt dịch, Việt Nam đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ cao để ứng phó và hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh những ứng dụng đã quen thuộc với người dân như NCOVI – (Ứng dụng khai báo y tế dành cho người dân), Bluezone (ứng dụng giúp xác định người nghi nhiễm COVID-19)… thời gian gần đây Bộ Y tế và các địa phương cũng đưa thêm nhiều giải pháp mới hoặc nâng cấp các giải pháp cũ nhằm trợ giúp tích cực cho công tác phòng chống dịch bệnh: Ứng dụng công nghệ Y tế “COVID-19”, Ứng dụng giúp tra cứu thông tin về người đang cách ly, điều trị COVID-19, phần mềm quản lý, giám sát cách ly F1 tại nhà áp dụng tại TP.Hồ Chí Minh…
1. Ứng dụng “COVID-19”: Cuốn cẩm nang hữu ích mùa dịch
Ứng dụng COVID-19 tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ tích cực cho người dân trong việc tìm hiểu thông tin, chủ động phòng chống dịch bệnh. |
Ứng dụng COVID-19 hỗ trợ công cụ đắc lực cho người dân trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 với các tính năng: Trợ lý ảo tương tác bằng giọng nói, Bác sĩ tư vấn, thông tin về tình hình dịch bệnh, tìm kiếm cơ sở y tế có năng lực xét nghiệm, năng lực điều trị trên cả nước.
1) Tương tác với người dân để gửi thông báo, khuyến cáo y tế và ghi nhận ý kiến phản ánh của người dân.
2) Cập nhật dịch bệnh: cập nhật diễn biến dịch bệnh trong nước và ngoài nước. Số liệu được phân tích, biểu diễn dưới dạng biểu đồ, có nhận định xu hướng, xu thế dịch bệnh.
3) Bản đồ diễn biến dịch bệnh toàn cầu: tự động đồng bộ số liệu từ nguồn chính thống Bộ Y tế, CDC, WHO.
4)Trợ lý y tế (trợ lý ảo): tương tác với người dân bằng ngôn ngữ, giọng nói tự nhiên, người dân có thể đặt câu hỏi, trợ lý sẽ tự động trả lời.
5) Bác sĩ tư vấn: Sau khi cài đặt app, người dân lựa chọn mục Bác sĩ tư vấn để kết nối bằng hình thức nhắn tin, gọi điện, gọi video trực tuyến với các bác sĩ đến từ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, với 3 khung giờ hằng ngày: Từ 10h00 đến 11h00; từ 16h00 đến 17h00 và từ 20h00 đến 22h00.
(Tùy tình hình thực tiễn có thể điều chỉnh khung giờ theo nhu cầu tư vấn của nhân dân).
6) Khai báo y tế tự nguyện.
7) Phòng bệnh: các tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế, WHO, CDC Mỹ dưới dạng hình ảnh, video trực quan.
8)Tìm kiếm cơ sở y tế: Cung cấp bản đồ các cơ sở y tế xét nghiệm COVID-19, các cơ sở điều trị, hiệu thuốc trên toàn quốc.
9) Gọi khẩn cấp: Cung cấp đường dây nóng của Bộ Y tế, các bệnh viện,..
10) Điểm tin: Cung cấp tin tổng hợp, tin video, tin thời sự và tin Covid-19 cập nhật từ các nguồn chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế, bộ/ngành, WHO,…
2. Ứng dụng "An toàn COVID-19": Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19
Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19 "An toàn COVID-19" được Văn phòng Bộ Y tế xây dựng để đảm bảo chung sống an toàn với dịch COVID-19 tại các địa điểm công cộng (Trường học, Bệnh viện, …) trên toàn quốc. Bản đồ cung cấp thông tin công khai được cập nhật liên tục hàng ngày từ các địa điểm công cộng này. Mức độ an toàn tại từng cơ sở, khu vực (quận huyện, tỉnh, thành phố) được phân biệt bằng màu sắc để cung cấp hình ảnh khách quan, nhanh chóng, sinh động tới từng người dân, cán bộ, lãnh đạo theo dõi trên bản đồ. Đồng thời, với thông tin cung cấp trên bản đồ chung sống an toàn với COVID-19, các lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo đơn vị kiểm soát, chỉ đạo việc thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trên phạm vi từng khu vực, từng cơ sở của mình. Thông tin được công khai mình bạch trên bản đồ theo thời gian thực, người dân có thể chủ động giám sát, theo dõi và báo cáo trực tiếp ngay trên bản đồ.
Ứng dụng "an toàn COVID-19": Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19 được Văn phòng Bộ Y tế xây dựng để đảm bảo chung sống an toàn với dịch COVID-19 tại các địa điểm công cộng (Trường học, Bệnh viện, …) trên toàn quốc. |
Ứng dụng đang trong quá trình cải tiến, nâng cấp và tích hợp thêm những tính năng mới nhằm tối ưu hiệu quả cho người sử dụng.
3. Sổ sức khỏe điện tử: Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19
Sổ sức khỏe điện tử là một trong các giải pháp công nghệ hiện đang được triển khai nhằm phòng, chống Covid-19. Đây là ứng dụng được thiết kế để người dân có thể chủ động đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế, cập nhật các phản ứng sau tiêm cũng như chứng nhận tiêm chủng bản điện tử.
Sổ sức khoẻ điện tử: Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 |
Nền tảng gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng COVID-19, Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Nền tảng đi vào vận hành sẽ giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện. Toàn bộ quy trình, từ đăng ký với tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Với ngành y tế, nền tảng này đảm bảo mục tiêu kép vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất nhưng vẫn giữ an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu.
Nền tảng cũng giúp các cơ quan của Chính phủ nắm bắt thông tin thời gian thực về khu vực, đối tượng tiêm, hoạt động vận hành - logistic… để đưa ra chỉ đạo nhanh chóng và phù hợp nhất.
4. Một số ứng dụng được sử dụng tại TP.Hồ Chí Minh
4.1 Ứng dụng đặt lịch xét nghiệm COVID-19 trực tuyến
- Người dân chủ động về thời gian đi xét nghiệm, tránh cảnh chờ đời, tập trung đông người (trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19).
- Giảm tải thời gian khai báo
- Giúp Nhân viên Y tế phục vụ tốt hơn.
Cách sử dụng ứng dụng:
Bước 1: Truy cập trang
Bước 2: Đăng nhập/Đăng kí tài khoản
Bước 3: Chọn Dịch vụ chọn Xét nghiệm Dịch vụ Covid 19, để sử dụng ứng dụng
Bước 4: Đặt lịch hẹn Xét nghiệm Dịch vụ Covid-19
a.Tạo thông tin cá nhân cho người đi xét nghiệm Covid-19
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân bắt buộc cho người đi xét nghiệm Covid-19
b.Nhập thông tin xuất cảnh cho đối tượng
c.Chọn cơ sở xét nghiệm
d.Chọn thời gian xét nghiệm
- Chọn ngày và khung giờ xét nghiệm phù hợp để đặt lịch
- Chọn Đặt lịch ngay để tạo phiếu hẹn xét nghiệm
e.Hoàn tất đặt lịch xét nghiệm covid-19
- Chọn Hoàn tất để hoàn thành đặt lịch xét nghiệm
4.2 Ứng dụng quản lý, giám sát cách ly F1 tại nhà bằng phần mềm VHD (VietNam Health Declaration).
Đối tượng trong đợt thí điểm này là các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh Covid-19 (F1).
Quản lý, giám sát cách ly F1 tại nhà bằng phần mềm VHD (Vietnam Health Declaration). |
Theo đó, các trường hợp được cách ly tại nhà sẽ khai báo số điện thoại, nhận diện khuôn mặt và được kích hoạt vị trí cách ly bằng điện thoại thông minh của mình. Mỗi ngày, người cách ly sẽ khai báo y tế 3 lần và khai báo ngay nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, ho, khó thở...
Qua đó, nhân viên y tế trực tiếp theo dõi những trường hợp cách ly sẽ kiểm tra được việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của người cách ly cũng như sức khỏe của họ để có hỗ trợ kịp thời.
Phần mềm cũng có chức năng kiểm tra đột xuất, đảm bảo cho việc giám sát các trường hợp cách ly tuân thủ đúng quy định thông qua hệ thống định vị và hệ thống nhận diện khuôn mặt.
Cách cài đặt
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm cho người cách ly tại nhà |
4.3 Ứng dụng tra cứu thông tin về người đang cách ly, điều trị Covid-19 trên website Sở Y tế TP. HCM
Giao diện tra cứu thông tin người cách ly, điều trị COVID-19 trên website sở Y tế TP.HCM |
Ứng dụng "Tra cứu thông tin Covid-19" vừa được tích hợp trên website: của sở Y tế TP. HCM vào ngày 19/7/2021 nhằm giúp người dân tra cứu nhanh chóng thông tin về người thân của mình đang điều trị tại cơ sở y tế nào trên địa bàn TP khi có nhu cầu.
Hệ thống tra cứu nơi người thân đang cách ly, điều trị COVID-19
Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19 nhằm giúp người dân thuận lợi hơn khi có nhu cầu tra cứu nhanh.