Vì sao hiệu quả của vắc xin Covid-19 khác biệt giữa các nước?

Sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh do Covid-19.

Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang gây ra sự gia tăng số ca Covid-19 trên khắp thế giới, từ Mỹ, Anh cho đến Ấn Độ. Dữ liệu về mức độ hoạt động của vắc xin Covid-19 đối với biến thể Delta vẫn chưa rõ ràng.

Vì sao hiệu quả của vắc xin Covid-19 khác biệt giữa các nước?

Dưới đây là mức độ bảo vệ của vắc xin Covid-19 chống lại các ca mắc Delta có triệu chứng dựa trên nghiên cứu ở một số nước (đạt hiệu quả tối đa sau 14 ngày). 

Anh

Pfizer: Hiệu quả 33% sau một liều, 88% sau hai liều. 

AstraZeneca: Hiệu quả 33% sau một liều, 60% sau hai liều.

Canada

Pfizer: Hiệu quả 56% sau liều đầu tiên, 87% sau hai liều.

AstraZeneca: Hiệu quả 67% sau liều đầu tiên. 

Israel

Bộ Y tế Israel cho biết vắc xin Pfizer chống lại biến thể Delta kém hơn một chút so với ước tính trước đó (64%). 

Scotland

Pfizer: Hiệu quả 79% sau khi tiêm đủ hai liều. 

AstraZeneca: Hiệu quả 60% sau hai liều. 

Sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh do Covid-19. Tỷ lệ phần trăm hiệu quả của vắc xin là tỷ lệ số người được bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm vắc xin. Với 80% hiệu quả, 80% số người tiêm vắc xin được bảo vệ đầy đủ và 20% thì không.

Việc đo lường hiệu quả hoạt động của vắc xin trong thực tế khó khăn hơn so với các thử nghiệm, bởi vì không thể kiểm soát ai được tiêm và ai không được tiêm. Các con số cũng có thể khác nhau bởi thống kê phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết 7/7: Cả nước có mưa dông

Dự báo thời tiết 7/7: Cả nước có mưa dông

Dự báo, đêm 6/7 và ngày 7/7, hầu hết các tỉnh trên toàn quốc đều có mưa dông, một số nơi đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.