Việc Hunter bị điều tra giao dịch làm ăn với Trung Quốc có thể gây rắc rối cho Joe Biden

Các điều tra viên đã nhiều lần xem xét các vấn đề tài chính của Hunter, gồm việc liệu anh và cộng sự có vi phạm luật về thuế không.

Mới đây, giới chức liên bang Mỹ bắt đầu tích cực điều tra các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden, con trai tổng thống đắc cử Joe Biden. Việc này có thể khiến Biden khó xử với cam kết duy trì tính độc lập của hệ thống tư pháp.

Ngày 9/12, Hunter cho biết anh đã nhận được thông báo về việc Văn phòng Công tố viên Mỹ ở Delaware đang điều tra các vấn đề thuế của mình. Cuộc điều tra này thực chất đã bắt đầu từ năm 2018. Hồi tháng 10, Sinclair Broadcast Group cho biết FBI đã mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào Hunter. Dù vậy nó được tiến hành âm thầm do Bộ Tư pháp Mỹ ra chỉ đạo cấm công khai các hoạt động có thể tác động tới cuộc bầu cử.

  Joe Biden (trái) và con trai Hunter tại Washington năm 2010. Ảnh: Reuters.

Joe Biden (trái) và con trai Hunter tại Washington năm 2010. Ảnh: Reuters.

Trong giai đoạn này, các công tố viên liên bang ở Delaware, phối hợp với Đội Điều tra Hình sự thuộc Cơ quan Thuế vụ (IRS) và FBI, tiến hành các hành động công khai như đưa trát đòi hầu tòa và thẩm vấn những người có liên quan.

Hunter bị xem xét  các vấn đề tài chính của Hunter, gồm việc liệu anh và cộng sự có vi phạm luật về thuế và rửa tiền trong các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, một số giao dịch trong đó có liên quan tới những người mà FBI tin có nguy cơ gây ra rủi ro về phản gián, một vấn đề thường xuất hiện khi giao dịch với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Năm 2017, Hunter đã cố gắng đạt được một thỏa thuận với công ty CEFC China Energy để đầu tư vào các dự án năng lượng của Mỹ. Ngoài ra các nhà điều tra còn để tâm tới giao dịch viên kim cương 2,8 carat mà Hunter được nhận như một món quà từ Diệp Giản Minh, người sáng lập và cựu chủ tịch CEFC, hồi năm 2017.

Năm 2019, Hunter từng nói với tạp chí New Yorker về viên kim cường từ cựu chủ tịch Diệp. "Tôi biết đó không phải ý hay. Tôi chỉ cảm thấy món quà này thật kỳ quặc", Hunter nói.

Anh nói thỏa thuận với CEFC đã thất bại và anh không xem Diệp là người mờ ám. Trong quá trình ly hôn, luật sư đại diện cho vợ cũ của Hunter có nhắc tới viên kim cương và nói rằng nó chỉ có giá khoảng 10.000 USD.

Các nhà điều tra đã xem xét liệu Hunter có khai báo chính xác thu nhập cá nhân để tính thuế hay không. Dù viên kim cương ban đầu là một phần của cuộc điều tra, không rõ liệu món quà này có còn nằm trong diện điều tra không. 

Luật sư đại diện cho Patrick Ho, người điều hành một tổ chức mà CEFC hậu thuẫn và từng bị kết án vào năm 2018 cũng từng làm việc với Hunter. Ho đã bị tuyên án ba năm tù và sau khi được thả, ông đã trở lại Hong Kong.

Năm 2013, Hunter cũng cùng với các đối tác Trung Quốc tạo ra một quỹ đầu tư gọi là BHR Partners để thực hiện các giao dịch ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Hunter là thành viên không nhận lương của hội đồng quản trị BHR và từng nhận cổ phần sau khi Joe Biden rời nhiệm sở.

Biden với Jake Tapper của CNN trong cuộc phỏng vấn tuần trước: "Tôi sẽ không nói họ phải làm gì hay không phải làm gì. Tôi sẽ không nói hãy truy tố A, B hay C. Đó không phải vai trò của tôi và đây không phải Bộ Tư pháp của tôi. Đây là Bộ Tư pháp của người dân. "Người tôi chọn để điều hành bộ này sẽ là người có khả năng đưa ra quyết định một cách độc lập về việc nên truy tố ai". 

Những thành viên Cộng hòa cho rằng hoạt động của Hunter ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy xung đột lợi ích của Joe Biden khi đề cập tới chính sách đối ngoại với Bắc Kinh. 

Thanh Mai

Ngày 10/12, xét xử sơ thẩm cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Ngày 10/12, xét xử sơ thẩm cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Phiên sơ thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày, thẩm phán Chử Phương Ngọc làm chủ toạ.