Chiều 9/11, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về việc Bộ Tài chính Mỹ gần đây tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, báo cáo ngày 7/11 của Bộ Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ đã đưa 6 nền kinh tế trong đó có Việt Nam vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ.
"Báo cáo này khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ và đưa ra những nhận xét tích cực về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam", bà Hằng cho hay.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao. |
Trong thời gian tới trên tinh thần của Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ qua các kênh trao đổi thường xuyên hiệu quả với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại trong quan hệ giữa 2 nước, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế, thương mại, góp phần đưa quan hệ song phương phát triển ổn định, bền vững và đáp ứng lợi ích của cả 2 bên, Người Phát ngôn cho biết thêm.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đưa 6 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Tại Báo cáo kỳ này, Bộ Tài chính Mỹ xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí: Thứ nhất, thặng dư thương mại song phương với Mỹ; Thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai; Thứ ba, can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Trong đó, Việt Nam vượt ngưỡng 2 tiêu chí là thặng dư thương mại song phương hàng hóa và dịch vụ với Hoa Kỳ (đạt 105 tỷ USD, vượt ngưỡng 15 tỷ USD) và thặng dư cán cân vãng lai (đạt 19 tỷ USD, tương đương 4,7% GDP, vượt ngưỡng 3% GDP).
Đây mới là ngành sở hữu tỷ lệ sinh viên có việc làm cao nhất tại "Harvard Việt Nam", lương cũng khủng không kém
Gần 100% sinh viên Ngoại thương tốt nghiệp ngành này ra trường có việc làm.