Chỉ riêng đồng bằng sông Hồng, mỗi năm thải 1,2-4,7 triệu tấn CO2 do đốt rơm rạ

Đốt rơm rạ, than tổ ong sản sinh SO2, CO2, CO, NOx, HCl, HF, Dioxin, Furan và tro gây hại cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu.

Theo nghiên cứu, đốt rơm rạ, rác thải và than tổ ong sản sinh SO2, CO2, CO, NOx, HCl, HF, Dioxin, Furan và tro gây hại cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu, thậm chí tử vong. Rơm rạ không cháy hết sẽ tạo bụi mịn và hợp chất aldehyde, gây ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer, dị dạng thai nhi, viêm, nguy cơ loét và tăng huyết áp khi ăn hay hít phải dù với lượng ít.

Theo tính toán, người dân Hà Nội đốt hơn 500 tấn than, 700 tấn rác, lượng C02 và bụi mịn thải ra đặc biệt nghiêm trọng. Tại các cánh đồng ngoại thành như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang hằng ngày vẫn xảy ra tình trạng đốt cỏ, gốc rạ để chuẩn bị mùa vụ mới, trong khi đó nội thành có hàng chục nghìn bếp than tổ ong đun mỗi ngày, đó là lý do vì sao chỉ số ô nhiễm liên tục đạt ngưỡng nguy hiểm.

Các cánh đồng như Hồng Hồ cách trung tâm Hà Nội 40km nhưng cứ vào chiều muộn là khói mù mịt, người dân khu vực này dọn ruộng để cày bừa đổ ải cho vụ chiêm xuân, trong khi cách đó không xa là biển cảnh báo dòng điện cao thế 500kV.

Chỉ  riêng đồng bằng sông Hồng, mỗi năm thải 1,2-4,7 triệu tấn CO2 do đốt rơm rạ

Có thể thấy, 18 ngày ô nhiễm vừa qua có một phần ảnh hưởng không nhỏ từ thói quen đốt cỏ để dọn ruộng, đang có đến hàng trăm nghìn hecta quanh Hà Nội đồng thời đốt rơm, riêng nội thành là loại bỏ khoảng 300 nghìn tấn rơm rạ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành một cuộc khảo sát trong 180 hộ dân tại ba tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2012, 58% số hộ đốt rơm rạ tại ruộng, riêng khu vực đồng bằng sông Hồng đã thải ra 1,2-4,7 triệu tấn CO2 và 28 -113 nghìn tấn CO mỗi năm. Trung bình mỗi năm có khoảng 44-45 triệu tấn rơm rạ, chủ yếu được đốt.

Một trong những yếu tố gây ô nhiễm còn có bếp than tổ ong, mặc dù độc hại nhưng chẳng ai quan tâm, họ cho rằng đã dùng khá lâu nhưng không bị bệnh, nên mặc định là không sao. Trong nội thành, người dùng bếp than tổ ong chủ yếu là những người bán quán bún phở, quán nước vỉa hè.

Chỉ  riêng đồng bằng sông Hồng, mỗi năm thải 1,2-4,7 triệu tấn CO2 do đốt rơm rạ

Đến tháng 11/2019 có đến 22.000 bếp than tổ ong tương đương với đốt 528 tấn than mỗi ngày, lượng phát thải là 1.870 tấn CO2. Quá trình tiêu thụ than tổ ong sẽ phát sinh bụi mịn PM2.5 và khí thải khác như CO2, CO, SO2, PAHs...

TP Hà Nội đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020, trong đó yêu cầu hộ dân hạn chế sử dụng than tổ ong, theo đó sẽ loại bỏ toàn bộ than tổ ong, hạn cuối 31/12 năm sau.

Người Hà Nội mỗi ngày thải ra 4 – 5 nghìn tấn rác, 90% là thu gom, chôn lấp, 10% đốt hủy tại chỗ. Mặc dù đã nắm được tình hình nhưng vẫn chưa có nghiên cứu hay định lượng cụ thể về tải phát các chất khí từ hoạt động bãi rác. 

Thanh Mai

Hà Nội bắt đầu rửa đường chống ô nhiễm từ ngày 19/12

Hà Nội bắt đầu rửa đường chống ô nhiễm từ ngày 19/12

Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) thông báo đã cho rửa đường, bắt đầu từ 19/12, sau khi nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.