Chuỗi cửa hàng Seven.am đóng cửa sau khi bị tịch thu hơn 9.000 sản phẩm

Ngay sau khi bị thu giữ hơn 9000 sản phẩm không rõ nguồn gốc, các cửa hàng Seven Am ở Hà Nội đã đồng loạt đóng cửa. 

Thương hiệu cũng không có bất kỳ thông báo nào tại cửa hàng, trên website hay fanpage... về việc ngưng trệ này. 

Cửa hàng Seven AM tại 146-148 Tôn Đức Thắng trống trơn/ Ảnh: VnEpress
Cửa hàng Seven AM tại 146-148 Tôn Đức Thắng trống trơn/ Ảnh: VnEpress

 Một nhân viên tại cửa hàng Seven Am ở Tôn Đức Thắng cho biết các cửa hàng ở Hà Nội tạm thời đóng cửa chờ sửa chữa, bảo trì.

Trả lời VnExpress, ông Đặng Quốc Anh - Giám đốc Công ty cổ phần MHA (doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Seven Am) cho biết, quản lý thị trường đã vào làm việc kiểm tra doanh nghiệp này trước thông tin nghi vấn doanh nghiệp bóc tem mác hàng Trung Quốc để gắn mác Việt Nam. "Hiện chúng tôi cũng chờ kết quả kiểm tra từ quản lý thị trường", ông nói.

Ông cho biết thêm, do vướng việc kiểm tra này, công ty quyết định tạm đóng cửa cho tới khi có kết luận từ phía nhà chức trách. 

Ngày 12/11, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho hay đã thu giữ hơn 9000 sản phẩm của SEVEN.am sau đợt kiểm trai tại 5 cửa hàng tại phố Tôn Đức Thắng, Thái Hà (Đống Đa), Kim Đồng (Hoàng Mai), Trần Phú (Hà Đông), Nguyễn Văn Cừ (Long Biên).

Tổng số hàng hóa tạm thu giữ cụ thể là 9.035 sản phẩm gồm: 5.445 chiếc đầm, 409 chiếc chân váy, 1.902 chiếc áo khoác, 838 chiếc áo, 279 chiếc quần, 124 bộ quần áo, 24 túi xách và 14 chiếc ví.

Theo thông tin do Tổng cục Quản lý thị trường đưa ra, các chủ cửa hàng kinh doanh thương hiệu này chưa xuất trình đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa và , chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định. Cùng với việc tạm giữ toàn bộ số sản phẩm trên, Đội QLTT số 14 còn tiến hành lấy ba mẫu sản phẩm để giám định chất lượng. 

Sau khi báo chí phản ánh chuỗi cửa hàng Seven.Am nhập thêm hàng hóa nhưng đóng nhãn mác “Made in Vietnam”, có dấu hiệu “cắt gốc, thay mới”, các cơ quan có thẩm quyền đã ngay lập tức tiến hành đợt kiểm tra và thu được kết quả như trên. Đặc biệt theo thông tin được cung cấp nhãn hàng này còn yêu cầu công nhân kiểm tra kỹ từng sản phẩm và bỏ đi nhãn hàng Trung Quốc, thay nhãn Seven.Am vào.

Số hàng hóa này sẽ được cắt mác Trung Quốc và thay bằng nhãn của Seven.am.
Số hàng hóa này sẽ được cắt mác Trung Quốc và thay bằng nhãn của Seven.am.

Đội Quản lý thị trường số 14 cho biết thêm, SEVEN.am không có xưởng may mặc riêng, tuy nhiên lại có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội). Vì vậy,  toàn bộ sản phẩm được SEVEN.am thiết kế và chuyển sang Công ty Bảo Anh.

SEVEN.am không có xưởng may mặc riêng, nhưng có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội)
SEVEN.am không có xưởng may mặc riêng, nhưng có hợp đồng với Công ty TNHH Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội)

Thương hiệu thời trang Seven.Am thành lập năm 2009, hiện đã có 24 cửa hàng trên 18 tỉnh, thành. Đây là thương hiệu gắn với tên tuổi diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh trong vai trò tổng giám đốc công ty.

Ông Nguyễn Vũ Hải Anh xác nhận rằng có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hóa đơn: "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác Seven.Am. Khi bán hàng, nhân viên cũng nói rõ đây là hàng Trung Quốc". 

Thanh Mai

7 cách bố trí nhà tắm sạch đẹp, giúp cuộc sống thăng hoa

7 cách bố trí nhà tắm sạch đẹp, giúp cuộc sống thăng hoa

Nhà vệ sinh nên được chú trọng thiết kế từ màu sắc, ánh sáng cũng như sự thông thoáng cần thiết để không ảnh hưởng đến môi trường sống hàng ngày.