Có hơn 37.000 phương tiện giao thông bị tịch thu đã hư hỏng

Theo báo cáo của thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - thứ trưởng Bộ Công an, đã có 37.000 phương tiện giao thông bị tịch thụ đã thành phế liệu.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công an đã thừa uỷ quyền của bộ trưởng đến giải trình tại phiên họp trong phiên giải trình về tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông đường bộ theo thủ tục hành chính. 

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết trong vòng 7 năm từ 2013 đến 2019 đã có 4,3 triệu (gần 249.000 ôtô, hơn 3,9 triệu môtô) bị tạm giữ, tồn đọng khoảng 137.000 phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử lý được. Trong đó có hơn 700 ôtô, hơn 134.000 môtô và hơn 2.000 phương tiện khác.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc.

Ông Ngọc cho rằng do quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời gian thi hành quyết định xử phạt là 1 năm, nếu người vi phạm bỏ phương tiện thì phải chờ hết thời hạn mới thực hiện xử lý. Chưa kể các khâu tịch thu, bán đấu giá bao gồm rất nhiều khâu như xác minh chủ sở hữu, giám định, niêm yết, tra cứu hồ sơ….

Chưa có quy định cụ thể về việc xử lý các phương tiện vi phạm khi không có người đến nhận hoặc không xác định được vi phạm. Thời gian kéo dài khiến số phương tiện bị hỏng hóc, cũ nát, không thể sử dụng được. Theo rà soát báo cáo có gần 137.000 phương tiện tồn đọng, trong đó có 100.000 xe còn sử dụng được, hơn 37.000 hư hỏng. Các nơi giam giữ không đủ điều kiện và cơ sở vật chất.

Đối với các cơ quan không có cơ sở phải đi thuê chỗ tạm, vì vậy đa số các phương tiện đều ở ngoài trời dẫn đến hỏng, cũ nát.

Với một số phương tiện do tự chế không có đăng ký như hiện có nhiều ở Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ, Tây Nam Bộ… Do yếu tố địa hình, người dân phải sử dụng loại xe này để di chuyển tuy nhiên vì không có đăng ký nên thường bị tịch thu. "Thậm chí ở một số nơi, người dân còn tập trung, tạo áp lực gây ra sự phức tạp về an ninh chính trị", thứ trưởng Bộ Công an nói.

Qua đây, Bộ Công an kiến nghị nên sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan mở rộng phạm vi áp dụng hình thức như đặt tiền bảo lãnh, giảm bớt việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ, đồng thời bổ sung quy định về thủ tục xử lý khi người sở hữu sau khi nộp tiền không đến lấy xe.

Đối với các phương tiện quá thời hạn chấp hành xử lý là 10 ngày, nếu chủ sở hữu không chấp hành quyết định thì thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu quá 30 ngày không đến nhận phương tiện, cơ quan thẩm quyền có thể tịch thu, bán đấu giá.

Đối với một số phương tiện giá trị, không có giá trị sử dụng, người quản lý hoặc sở hữu không đến nhận, kiến nghị rút gọn thủ tục xử lý tránh tình trạng tồn đọng quá lâu.

Thanh Mai

Không khí Hà Nội ngày 12/12 tiếp tục nguy hại mức báo động

Không khí Hà Nội ngày 12/12 tiếp tục nguy hại mức báo động

Trong những ngày qua, tình trạng không khí Hà Nội bị ô nhiễm liên tục nằm ở ngưỡng cao đáng báo động.