2 thói quen giáo dục này của cha mẹ sẽ khiến trẻ ngày càng thu mình, tương lai cũng mù mịt

Có những thói quen cha mẹ nghĩ là bình thường nhưng thực tế lại có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con.

Cha mẹ là những giáo viên đầu tiên trong đời con và giáo dục gia đình thì giữ một vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ cung cấp cho trẻ giáo dục tốt về tư duy và hành vi, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn, ứng xử tốt, thái độ học tập cũng tiến bộ. Ngược lại, nếu cha mẹ có những thói quen xấu và không cải thiện, trẻ cũng có thể sẽ thay đổi theo.

Dưới đây là 2 thói quen xấu mà nhiều phụ huynh mắc phải nhưng lại cứ nghĩ nó bình thường, hậu quả là gây ảnh hưởng tiêu cực đến con.

Thói quen thứ nhất: Cha mẹ cả ngày cắm mặt vào điện thoại

Không ai phủ nhận tác dụng của điện thoại. Cuộc sống càng hiện đại càng cần đến sự trợ giúp của các sản phẩm công nghệ nhằm kết nối thế giới, làm việc và nâng cao năng suất. Thậm chí, thế hệ bây giờ còn bị coi là “thế hệ cúi đầu” khi cả ngày, dù là khi ăn uống, đi học đi chơi hay đi làm thì đều cắm cúi vào chiếc điện thoại.

Điện thoại mang lại tiện ích cho cuộc sống của chúng ta, nhưng nó không nên là tất cả của cuộc sống, và chúng ta cũng không nên trở thành nô lệ của nó. Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc cha mẹ gắn bó quá mức với điện thoại di động đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con cái. Thói quen cả ngày cắm mặt vào màn hình điện thoại không chỉ làm giảm đi sự gắn kết và tương tác cần thiết giữa cha mẹ và con cái, mà còn gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cha mẹ nên dành thời gian chất lượng bên con cái thay vì cắm mặt vào điện thoại cả ngày
Cha mẹ nên dành thời gian chất lượng bên con cái thay vì cắm mặt vào điện thoại cả ngày

Trẻ cần sự quan tâm, giao tiếp mắt nhìn mắt và sự dạy dỗ từ cha mẹ, thay vì việc bị bỏ rơi phía sau những thiết bị điện tử. Khi một đứa trẻ cảm nhận được sự quan tâm từ cha mẹ qua việc tương tác trực tiếp, chúng học cách xây dựng các mối quan hệ, phát triển kỹ năng giao tiếp và cảm xúc lành mạnh.

Hãy nhớ rằng, mỗi giây phút cha mẹ dành cho điện thoại là một khoảnh khắc lãng phí không thể lấy lại được trong quá trình con cái lớn lên. Tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái với màn hình điện tử không chỉ ngăn cản sự phát triển của trẻ, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và hành vi. Đừng để thói quen xấu của việc lạm dụng điện thoại hủy hoại không gian quý báu để kết nối và hiểu con cái mình. Hãy làm cho mỗi khoảnh khắc trở nên quan trọng và ý nghĩa, vì cuối cùng, chính những kỷ niệm và bài học cuộc sống mà cha mẹ truyền đạt sẽ là tài sản vô giá mà trẻ mang theo trên hành trình lớn lên của mình.

Thói quen thứ hai: Cha mẹ dùng những lời hứa hẹn quá cao để làm động lực cho trẻ

Người ta nói: "Lời hứa chính là nợ nần". Điều này cũng đúng giữa cha mẹ và con cái. Vì muốn con có động lực, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đưa ra những lời hứa như nếu con thi tốt sẽ đưa đi chơi ở nơi này nơi kia; một số phụ huynh khác thì yêu cầu con làm việc này việc kia thay mình và hứa sẽ tặng quà gì đó cho con, nhưng cuối cùng, lại dùng lý do "công việc quá bận, gần đây chi tiêu hơi nhiều" để không thực hiện lời hứa với con. Sau khi con yêu cầu nhiều lần, họ dùng uy quyền của cha mẹ để áp đặt.

Cha mẹ cần
Cha mẹ cần "nói lời phải giữ lấy lời"

Cha mẹ và con cái không chỉ có mối quan hệ gia đình, mà còn là bạn bè thân thiết. Đối với bạn bè, bạn cần tuân theo nguyên tắc "nói lời phải giữ lấy lời". Về cơ bản, khi đã hứa với con cái điều gì, bạn cần phải thực hiện nó, bởi suy cho cùng, bạn cần dạy con có trách nhiệm và biết giữ lời hứa dựa trên tấm gương từ chính mình. Giáo dục con cái trưởng thành là một quá trình gian nan và dài lâu, cha mẹ cần phải học cách giáo dục con, không ngừng nâng cao và làm phong phú bản thân mình, sau đó cùng con cái trải qua sự biến đổi.

Thiên An

Nhiều đứa trẻ tương lai mù mịt không phải là bởi IQ hay EQ thấp mà do sự “giả tạo” này của cha mẹ

Nhiều đứa trẻ tương lai mù mịt không phải là bởi IQ hay EQ thấp mà do sự “giả tạo” này của cha mẹ

Trứng vỡ từ bên ngoài là thức ăn, trứng vỡ từ bên trong mới là sự sống.