29% học sinh Việt được khảo sát bị rối loạn tâm thần dẫn đến ý định tự tử

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19.

Trẻ tự tử vì bị rối loạn tâm thần

Lấy dẫn chứng từ những ca bệnh cụ thể, theo nguồn tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, TS.BS Đỗ Minh Loan chia sẻ, hiện khoa Sức khỏe vị thành niên đang điều trị cho một bạn nữ 13 tuổi. Theo đó, cô bé không hợp bố mẹ và chỗ dựa tinh thần chính là anh trai. Nhưng gần đây, anh trai đã sang nước ngoài học tập khiến cô bé bị chuếnh choáng, rơi vào trạng thái trầm cảm và từng có ý tưởng tự sát.

Sau một thời gian can thiệp tâm lý, hiện tâm trạng của trả đã cải thiện tốt hơn, điểm một số môn tốt hơn.

TS.BS Đỗ Minh Loan thăm khám cho một học sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: BVCC
TS.BS Đỗ Minh Loan thăm khám cho một học sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: BVCC

Cũng có những trường hợp đáng tiếc hơn như sự việc một nữ sinh 14 tuổi bị cô giáo phê bình ở trên lớp nói chuyện làm việc riêng. Em ấy không đồng tình với lời phê bình của cô giáo. Trước đó, gia đình em cũng có một chút bất ổn từ lâu. 

Sau đó, gia đình có yêu cầu em viết bản kiểm điểm. Những tưởng mọi chuyện không có gì, tuy nhiên sau đó gia đình phát hiện em treo cổ ở trên tầng 2. Ngay lập tức trẻ được đưa đi cấp cứu.

“Bé gái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng phải thở ô-xy và đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được cháu bé”, BS Loan cho biết thêm.

Chuyên gia khuyến cáo

Theo Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, 20% trẻ em và vị thành niên hiện nay có dấu hiệu rối loạn tâm thần (50% khởi phát ở độ tuổi 14). Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19.

Trong nhóm khảo sát ở Việt Nam, khoảng 29% trẻ em và vị thành niên mắc rối loạn tâm thần, gồm các loại như rối loạn cảm xúc, rối loạn ứng xử...

Năm 2019, Bệnh viện Nhi TW có tiến hành một cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên. Kết quả cho tỷ lệ trầm cảm với các mức độ khác nhau ở Hà Nội là 31% và Hưng Yên là gần 19%. Tỷ lệ học sinh Hà Nội bị stress là gần 39% và tại Hưng Yên là gần 22%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bác sỹ Loan cho biết: “Chúng tôi đánh giá, ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có vẻ có xu hướng cao hơn ở tỉnh, thành khác. Trẻ nữ tỷ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp.” 

Lý do khiến học sinh có tỷ lệ rối loạn ngày càng tăng cao, một phần là do nhiều bậc phụ huynh vẫn thờ ơ, coi việc biến đổi tâm lý của trẻ em là do căng thẳng học tập hoặc thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì. Cho đến khi trẻ có những ý định tự tử, gây nguy hiểm cho tính mạng thì can thiệp quá muộn.

Bác sỹ Loan cũng khuyến cáo phụ huynh không nên xem nhẹ những biến đổi tâm lý của trẻ em nhiều khi là do phản ứng thái quá vì căng thẳng hoặc cho rằng đó là tâm lý tuổi dậy thì, đến khi trẻ có những phản ứng gây nguy hiểm cho tính mạng thì can thiệp quá muộn. Do vậy, việc phát hiện, điều trị giúp các em vượt qua những rối loạn đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh.

BS Đỗ Minh Loan cũng cho biết, theo khảo sát, có đến gần 71% học sinh mong muốn được chuyên gia tư vấn trong trường học. Trong khi đó, ở các trường học mới chỉ có phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm hỗ trợ, tư vấn các vấn đề không quá phức tạp. Do vậy, chúng ta cần xây dựng mạng lưới tâm lý học đường kết nối giữa nhà trường với các cơ sở y tế.

Cũng theo BS Loan Loan cho biết, các cơ sở y tế sẽ cố gắng cung cấp thông tin chuyên môn để các thầy cô nhận dạng một số vấn đề với học sinh của mình để tư vấn cho cha mẹ đưa con đi khám. Hoặc các thầy cô khi thấy các em có vấn đề trong môi trường học đường sẽ có cách thưởng phạt phù hợp hơn, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra trong học đường.

“Chúng ta cần phải đặt vào vị trí của các em nhỏ, đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên trẻ em. Chúng tôi mong muốn được đồng hành với các gia đình và nhà trường, bảo đảm các em có sự phát triển hoàn hảo khi trưởng thành”- TS. BS Loan cho biết.

Các vụ học sinh tự tử vì bị áp lực

Theo nguồn tin trên báo phapluatnet, ngày 12/11, một trường hợp nữ sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử xảy ra tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Nạn nhân được xác định là em H.T.H.N. (15 tuổi, trú tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tâm lý hoảng loạn.

Người thân em N. cho biết, khoảng 20h cùng ngày, em N. bị gia đình mắng N. vì lấy xe máy đi thăm bà ngoại ốm và xảy ra việc bị cảnh sát giao thông giữ mất xe do không đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đến khoảng 20 phút sau, N. có biểu hiện nôn mửa, cơ thể suy sụp, gặng hỏi mới biết do bị mắng nên uất ức đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử. Gia đình đã lập tức đưa em N. đi cấp cứu.

Trước đó, vào năm 2019, một vụ tự tử của cặp song sinh học tại Trường Quốc tế Úc (AIS), TP.HCM cũng đã gây hoang mang dư luận.

Ngày 16/10/2019, Trường Quốc tế Úc (AIS) tại TP.HCM đã gửi thư đến phụ huynh học sinh, thông báo về trường hợp hai chị em sinh đôi học tự tử ở nhà riêng.

Hai học sinh này là chị em song sinh mang quốc tịch Malaysia, cả hai đều theo học tại trường từ năm 2016. Ông Roderick Crouch gọi đây là một bi kịch. Qua sự việc này ông cũng muốn nhắn gửi tới các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian bên con hơn. 

(Tổng hợp)

PV

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương