3 loại da cá tốt nhất để ăn và những loại cần tránh theo chuyên gia dinh dưỡng

Không phải ai cũng biết rằng da cá rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vứt bỏ da khi ăn cá là một hành động lãng phí. Chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix (Hoa Kỳ) cho biết: “Da cá rất giàu dinh dưỡng tốt cho cả sức khỏe và làm đẹp nhưng lại thường bị vứt bỏ. Thành phần dinh dưỡng chính xác của da cá phụ thuộc vào từng loại cá. Nhưng nhìn chung, ăn da cá cung cấp các chất dinh dưỡng không kém, thậm chí nhiều hơn thịt cá như protein, axit béo omega-3, vitamin D và E, iốt, selen, taurine, collagen”.

  Không phải ai cũng biết da cá giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Không phải ai cũng biết da cá giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Còn Tiến sĩ Annessa Chumbley (Hoa Kỳ) thì nhấn mạnh: “Da cá ít calo nhưng giàu dinh dưỡng và đặc biệt là chứa rất nhiều collagen. Đây là một loại protein quan trọng trong cấu trúc của da, mô sụn và xương. Collagen giúp duy trì độ đàn hồi của da, tăng cường sự săn chắc của da và hỗ trợ trong quá trình tái tạo mô, làm đẹp tóc, khỏe xương”.

3 loại da cá tốt nhất để ăn

Khi ăn da cá, bạn có thể chế biến riêng phần da hoặc đơn giản hơn là đừng vứt bỏ mà ăn cả da cùng thịt cá sau khi loại bỏ vảy cá. Có 3 loại da cá tốt nhất để ăn bởi chúng ngon miệng, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Đó là:

Da cá mòi

Cá mòi mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng lại chứa nhiều canxi, protein và omega-3 giúp tạo xương. Không chỉ vậy, loại cá này rất giàu dinh dưỡng từ da cho tới thịt nhưng lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều và dễ mua so với các loại cá da trơn lớn. Annessa Chumbley nhấn mạnh: “Cách ăn da cá mòi tuyệt vời và đơn giản nhất là ăn nguyên con bao gồm cả da sau khi làm sạch phần vảy. Bên cạnh các chất dinh dưỡng giống phần thịt cá, da loại cá này nổi bật với lượng collagen dồi dào cùng các khoáng chất như: niacin, iron, potassium, magnesium, zinc, phosphorus”.

  Cá mòi có giá rẻ nhưng giàu dinh dưỡng, phần da giàu collagen và khoáng chất (Ảnh minh họa)

Cá mòi có giá rẻ nhưng giàu dinh dưỡng, phần da giàu collagen và khoáng chất (Ảnh minh họa)

Da cá hồi, cá tuyết

Cá hồi và cá tuyết rất giàu dưỡng chất và đương nhiên da của nó cũng vậy. Theo Bonnie Taub-Dix: “Trong da cá hồi có những dưỡng chất mà thịt cá không có hoặc ít, chẳng hạn như phốt pho, kali, vitamin B và D. Vitamin D có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi, nhờ đó giúp xương chắc khỏe. Không chỉ có khoáng chất và omega-3, da cá hồi còn có protein. Da cá hồi có hương vị khá ngon, có thể chế biến bằng cách ướp rồi nướng hay chiên. Còn da cá tuyết thì cực giàu axit béo omega-3, là một trong những loại da cá giàu chất này nhất. Hơn nữa, da cá tuyết có hương vị cực kỳ hấp dẫn”.

Da cá rô phi

Thêm một loại cá có giá thành rẻ, dễ mua nhưng nhiều dinh dưỡng và có phần da rất giàu dưỡng chất nữa là cá rô phi. Theo Annessa Chumbley: “Ngoài omega-3 tốt cho tim mạch, da cá rô phi rất giàu chất chống oxy hóa cùng với vitamin C và E rất tốt cho làn da của bạn. Điều này giúp cho làn da của bạn rạng rỡ và bảo vệ da khỏi các bệnh liên quan đến da khác”. Đương nhiên, da loại cá này cũng giàu collagen nhưng lưu ý để hấp thụ là cạo sạch vảy khi ăn. Thậm chí, da cá rô phi tốt cho da tới mức được ứng dụng y học vào việc chữa trị vết bỏng trên người.

Các loại da cá không nên ăn

Ngoài ra các loại da cá tốt nhất để ăn vì giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe kể ở trên, Annessa Chumbley cũng khuyến nghị nên ăn da của cá thu, cá bơn hay cá trích. Hầu hết các loại da cá thường đều có thể ăn nhưng bà nhấn mạnh rằng da cá chỉ phát huy hết dưỡng chất của nó nếu bạn cạo sạch phần vảy trước khi chế biến và làm sạch đúng cách.

“Cách chế biến da cá cũng là điều quan trọng cần cân nhắc. Tốt nhất là hãy hạn chế chiên rán với nhiệt độ cao và các món quá nhiều muối khi chế biến da cá đơn lẻ hay da cá đi liền với thịt cá. Không chỉ giảm dinh dưỡng, làm hao hụt hoặc biến chất nhiều loại vitamin dễ bay hơi, giảm lượng collagen trong da cá mà còn làm tăng nguy cơ gây bệnh, bao gồm cả ung thư nếu ăn cá hoặc da cá chiên rán quá nhiều” - bà nói.

  Da cá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng nên hạn chế chiên rán (Ảnh minh họa)

Da cá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng nên hạn chế chiên rán (Ảnh minh họa)

Còn Bonnie Taub-Dix thì nhắc nhở nên tránh ăn da của các loại cá lớn, già và đến từ vùng nước bị ô nhiễm. “Tốt nhất là không nên ăn da của những loại cá lớn ngoại cỡ dù là ở nước ngọt hay biển sâu. Chúng rất dễ bị nhiễm kim loại nặng và không thể loại bỏ hoàn toàn bằng bất cứ phương pháp nào. Trong khi đó, da cá là phần tiếp xúc nhiều nên chứa nhiều kim loại, hóa chất độc hại ngấm vào.

Cá ở những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường tự nhiên không được khử trùng hay cá sống sâu trong bùn cũng không nên ăn da. Ngoài nhiễm kim loại nặng hay formaldehyde, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng cho con người. Tất cả những yếu tố này có thể gây ngộ độc, âm thầm phá hủy hệ miễn dịch hoặc gây nhiều bệnh tật khác”.

Annessa Chumbley nói thêm rằng: “Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất sẽ là cá thu vua, cá marlin, cá mập, cá kiếm và cá ngói. Tốt nhất bạn nên tránh ăn hoặc ăn càng ít càng tốt những loại cá này dù món ăn có hoặc không có da. Người có miễn dịch kém, trẻ em hay phụ nữ mang thai càng phải thận trọng khi ăn da cá”.

Nguồn và ảnh: MSN, Eat This

Ngọc Ái

Rau củ tốt nhưng nấu sai cách cũng vô ích, chuyên gia tiết lộ 5 mẹo nấu để giữ tối đa dinh dưỡng

Rau củ tốt nhưng nấu sai cách cũng vô ích, chuyên gia tiết lộ 5 mẹo nấu để giữ tối đa dinh dưỡng

Cách chế biến rau củ hay bất cứ thực phẩm nào khác đều quyết định lượng dinh dưỡng chúng ta nhận được.