1. Quản lý dự án
Khả năng quản lý hiệu quả các dự án ở bất kỳ quy mô nào là điều vô cùng quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Điều này liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, vận hành, quản lý và đảm bảo mọi thứ đi đúng tiến độ ban đầu đã định ra.
Ngoài những kiến thức quản lý dự án bạn may mắn được học, thì việc dành thời gian để tìm hiểu nghiên cứu cũng là điều cần thiết bạn nên làm. Quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh. Vì suy cho cùng xu hướng kinh doanh hiện nay đang dần dịch chuyển từ khuynh hướng sản xuất sang cung ứng dịch vụ theo ý muốn, theo yêu cầu của khách hàng.
Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, truyền thông nên việc trao quyền chủ động cho nhân viên, cấp quản lý chỉ việc giám sát tiến độ, điều phối để đảm bảo cho mọi thứ diễn ra đúng tiến độ ban đầu định ra.
Chỉ với những lý do thiết yếu trên đã đủ để thuyết phục bạn phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý dự án trước khi bắt tay vào kinh doanh.
2. Kỹ năng về kế toán
Một cái đầu am hiểu về con số là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng cho bất kỳ chủ sở hữu doanh nghiệp nào. Cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về khả năng dự toán, khả năng quản lý thu chi và hoàn thành các báo cáo cuối năm cho riêng mình.
Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về lợi nhuận, dự báo ngân lưu, để đảm bảo đầu tư và cung cấp cho công ty bạn một khuôn khổ vững chắc để phát triển.
3. Kỹ năng lãnh đạo
Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, thì kỹ năng lãnh đạo sẽ là một kỹ năng chính cần phải có. Bạn phải có khả năng thúc đẩy và kích thích nhân viên để có thể khuyến khích họ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Sự thành công của công ty sẽ phụ thuốc rất nhiều vào tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động, do đó công việc của bạn là phải đảm bảo rằng họ đang ở mức tốt nhất. Lãnh đạo không phải gắn liền với sự độc đoán, mà thay vào đó bạn cần phải chuẩn bị để lắng nghe những mối quan tâm và những lời đề nghị từ nhân viên.
4. Kỹ năng trình bày
Tại một số thời điểm khi bắt đầu kinh doanh, hầu như chắc chắn bạn sẽ phải đứng trước nhân viên của mình và thực hiện thao tác "trình bày". Đây có thể là sự cân nhắc về những nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng, hay chỉ là những chia sẽ dành riêng cho nhân viên của bạn.
Thực tế, nhiều người thấy việc trình bày và nói chuyện trước công chúng rất khó khăn. Nhưng những người đang theo dõi bạn có thể hiểu được những giá trị cốt lõi, định hướng về doanh nghiệp của bạn hay không phần lớn dựa vào khả năng trình bày của bạn.
Nếu bạn không tự tin về khả năng trình bày của mình, thì việc cân nhắc để tham gia vào một khóa học trình bày trong kinh doanh hoặc nói trước công chúng là một điều cần thiết. Điều này còn giúp bạn xây dựng sự tự tin, kỹ năng truyền tải thông điệp đến người khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.
5. Kỹ năng bán hàng
Khi mới khởi nghiệp, hầu như bạn sẽ tự mình làm mọi thứ và việc bán hàng cũng không ngoại lệ, nhưng làm sao để bán hàng hiệu quả thì luôn đòi hỏi những kỹ năng độc đáo.
Mặc dù quá trình bán hàng là hoàn toàn tự nhiên đối với một số người, nhưng với những người khác thì lại thấy rất khó khăn.
Nếu bạn thiếu tự tin về kỹ năng bán hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm từ những người đi trước để có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.
Để có thể khiến mọi thứ vận hành trơn tru khi bạn mới bắt tay khởi nghiệp, hãy đảm bảo là bạn đã dành đủ thời gian để nhìn nhận về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Để có thể hoàn thiện và sẵn sàng cho công việc kinh doanh sắp tới.