5 sai lầm khiến bạn ngày càng nghèo đi, nếu không biết tránh xa thì chẳng bao giờ khá lên được

Học cách quản lý tài chính rất quan trọng, bất kể thu nhập của bạn có cao hay thấp.

 Nghèo khó về tài chính không đáng sợ bằng “nghèo khó” trong suy nghĩ về tiền bạc. Nhiều người cho rằng vì mức lương không cao do đó họ không bao giờ cần học cách tiết kiệm tiền và đa dạng thu nhập.

Tuy nhiên, đây là lối suy nghĩ khiến họ ngày càng khó “thoát nghèo”. Không phải thời điểm nào khác mà chính hôm nay, bạn cần phải cải thiện tư duy tài chính. 

Dưới đây là 5 suy nghĩ sai lầm về tiền bạc mà nhiều người thường mắc phải, khiến họ ngày càng nghèo đi.

1. Thu nhập tăng, chi tiêu cũng nên tăng

Khi bạn kiếm được 10 triệu, bạn tiêu 7 triệu, tiết kiệm 3 triệu. Khi bạn kiếm được 20 triệu, bạn tiêu 18 tiêu thì số tiền tiết kiệm chỉ còn 2 triệu. Như vậy, thu nhập tăng, chi tiêu tăng nhưng tiết kiệm ngày càng giảm. Cuối cùng, do tiết kiệm ngày càng ít đi nên bạn cảm thấy gánh nặng tài chính ngày càng lớn.

Theo các chuyên gia tài chính, để tránh điều này, bạn cần có kế hoạch ngân sách cụ thể. Khi lập kế hoạch tài chính, hãy đảm bảo chia tiền thành 3 khoản: mong muốn, nhu cầu và tiết kiệm. Theo quy tắc 50/30/20 nổi tiếng, một cách lập ngân sách phổ biến và có thể áp dụng với mọi người là chia 50% dành cho nhu cầu, 30% dành cho mong muốn và 20% dành cho tiết kiệm.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

2. Luôn tìm thấy lý do để tiêu tiền

Điển hình của lối suy nghĩ này là người trẻ thường ganh đua với lối sống của bạn bè, sẵn sàng tham gia nhiều cuộc vui tốn kém. Khi liên tục so sánh hay bắt chước mức sống của mình với người khác, bạn có thể chi tiêu quá mức và đưa ra những quyết định tài chính không mang lại lợi ích tốt nhất cho cá nhân.

Tư duy này dẫn đến một vòng luẩn quẩn. Bạn cố gắng giữ gìn vẻ bề ngoài và đấu tranh với lối sống mà bạn không đủ khả năng chi trả, từ đó mắc nợ. Do đó, thay vì cố gắng gây ấn tượng với người khác, lời khuyên là bạn chỉ nên tập trung theo đuổi mức sống phù hợp với tài chính cá nhân và cuộc sống hiện tại.

3. Không bao giờ có một khoản dự phòng 

“Tại sao cần quỹ dự phòng khi thu nhập của tôi vẫn chưa cao?” - nhiều người hẳn có chung suy nghĩ này. Quỹ dự phòng dùng để bạn chi trả các khoản phát sinh không lường trước trong kế hoạch tài chính như nợ nần, mang bệnh… Do được ra đời để phòng ngừa các rủi ro không chắc chắn xảy ra, do đó nhiều người không đề cao tầm quan trọng của quỹ này.

Khi có lương, họ sẽ dồn hết tiền để đi đầu tư sinh lời và chi tiêu cá nhân. Cũng vì thế, khi có biến cố ập đến, họ chấp nhận bán lỗ các tài sản giá trị lớn, nhằm có được một món tiền để giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Giải pháp: Hãy lập 1 tài khoản ngân hàng khác để tạo thành quỹ dự phòng, thẻ rút tiền hãy để ở nhà và khoá ngay chức năng thanh toán trực tuyến. Bằng mọi cách, khoản dự phòng này không nên đụng vào. Đến khi có việc, rủi như đi bệnh viện, bạn sẽ thấy quyết định này là vô cùng đúng đắn. 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 4. Nghĩ rằng tiết kiệm là tự làm khổ mình

Suy nghĩ này thường đến từ các cá nhân hay so sánh cuộc sống của người khác. Dưới sự phát triển của của mạng xã hội, nhiều người dễ hình thành suy nghĩ “làm ra tiền thì nên hưởng thụ". 

Cũng vì thế, hầu hết số tiền họ làm ra sẽ được dùng để mua mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn, đồ uống và đi du lịch. Nhiều người nhầm tưởng đó là biểu hiện cuộc sống hưởng thụ, đối xử tốt với cá nhân nhưng thực tế là cuối tháng, túi tiền của bạn trống rỗng.

Nếu hiện tại khoản tiết kiệm của bạn vẫn gần như trống rỗng, hay bắt đầu thói quen trích một phần thu nhập để làm sổ tiết kiệm. Đây là hình thức tiết kiệm an toàn và có thể sinh lời. 

Khi bạn gửi tiết kiệm ở bất kỳ ngân hàng lớn, nhân viên thường tư vấn bạn tách nhỏ số tiết kiệm để phòng trường hợp cần rút, với kỳ hạn ngắn (3-4 tháng). Với cách thức này, bạn vẫn được hưởng lãi suất kỳ hạn trên tất cả sổ tiết kiệm và khi cần thiết, bạn chỉ cần rút 1 trong số những sổ tiết kiệm hiện có. Như vậy, ưu điểm của việc chia nhỏ số tiết kiệm là bạn vừa đảm bảo khả năng chi tiêu trong tương lai mà vẫn bảo toàn số tiền lãi như dự tính ban đầu.

5. Tin rằng “tiêu được mới kiếm được"

Với suy nghĩ này, họ cho rằng nên xài tiền để thay đổi chính mình do đó không ngại lao vào việc chi tiêu không tính toán. Ví dụ, khi nhìn thấy một người thành đạt mua xe ô tô, dùng nước hoa đắt tiền thì bạn nghĩ mình nên có những thứ đó rồi mới nhanh chóng giàu có, thành đạt. Thế nhưng đây hoàn toàn là tư duy sai lầm. Lối suy nghĩ này sẽ khiến bạn ngày càng nghèo đi, tiền bạc dần cạn kiệt. Trước khi sở hữu được các tài sản lớn như người thành đạt khác, bạn chỉ nên mua chúng khi đã có đủ tiền và không cần phải đi vay nợ.

Tựu chung, những quan niệm sai lầm về tài chính có thể cản trở bạn gia tăng khoản tiết kiệm và nỗ lực đa dạng thu nhập. Sự tự do tài chính ảnh hưởng nhiều bởi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Do đó, việc nhận ra những thói quen sai này là bước đầu tiên giúp bạn định hình tài chính và cải thiện chúng theo thời gian. 

5 sai lầm khiến bạn ngày càng nghèo đi, nếu không biết tránh xa thì chẳng bao giờ khá lên được

Vân Anh

Tiết kiệm khác với bủn xỉn: Dù thu nhập cao hay thấp, nhất định phải dành ra 10% cho việc này!

Tiết kiệm khác với bủn xỉn: Dù thu nhập cao hay thấp, nhất định phải dành ra 10% cho việc này!

Đặt mục tiêu tiết kiệm là tốt nhưng đừng quên, cái gì quá cũng không hay.

Đọc nhiều nhất