Hai hiệp định quan trọng được ký kết ở châu Á
Hôm 15/11, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là hiệp ước có quy mô lớn với gần 1/3 dân số và GDP của toàn thế giới.
Cũng trong ngày 15/11, ngày họp cuối cùng của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, các quan chức hàng đầu từ 15 quốc gia, bao gồm Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trừ Ấn Độ, đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19. Ảnh: BBC. |
Hiệp định thương mại gồm 15 quốc gia này có khoảng 2,2 tỷ người và tổng GDP là 26,2 nghìn tỷ USD.
Thị trường đồng loạt tăng
Đồng yên Nhật giảm giá trong phiên giao dịch đầu tuần trong khi chứng khoán châu Á có xu hướng tăng điểm. Vào thứ Sáu, cả S&P 500 và chỉ số Russell 2000 của các nhóm vốn hóa nhỏ đều tăng lên mức cao nhất mọi thời đại. Cùng diễn biến đó, chỉ số bình quân công nghiệp (DJIA) đã tăng lên bằng với mức trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Trong khi đó, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq 100 có chỉ số kém hiệu quả hơn vì các ngành công nghệ đang không được chú trọng và các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các ngành kinh tế nhạy cảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm kết thúc vào tuần trước ở mức 0,9%. Đồng bảng Anh giảm giá do các rào cản về thỏa thuận thương mại trong các cuộc đàm phán Brexit.
Tin vui cho các nhà đầu tư trong hôm nay, đó là chứng khoán toàn cầu đã phục hồi trở lại mức cao. Sự kỳ vọng của thế giới vào vaccine COVID-19 đã thúc đẩy sự luân chuyển sang các lĩnh vực giá trị hơn. Tuy nhiên, để phục hồi kinh tế bền vững như trước tình hình COVID-19 vẫn còn là vấn đề gây lo ngại cho các nhà đầu tư bởi diễn biến của dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp.
Không phong tỏa nước Mỹ vì COVID-19
Hai trong số các cố vấn về liên quan đến dịch COVID-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết, họ ủng hộ các biện pháp mang tính mục tiêu tại địa phương để ngăn chặn đại dịch hơn là phương án phong tỏa tòa quốc.
COVID-19 lan rộng tại Mỹ. Ảnh: AP. |
Theo tờ Bloomberg ghi nhận, hiện Hoa Kỳ có hơn 11 triệu trường hợp nhiễm. Tổng thống đắc cử Biden đưa ra giải pháp cấp thiết nhất khống chế sự lây lan COVID-19 chính là ngăn chặn các trường hợp nhiễm bệnh trong hai tuần qua.
Ông Vivek Murthy, một cựu bác sĩ phẫu thuật, một trong ba cố vấn hàng đầu của Biden về dịch Covid-19 cho rằng, cách để đối phó với đại dịch hiện nay có thể hiểu là một vòng tuần hoàn và “có lật ngược tình thế hay không tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của những ca nhiễm”.
Trump thông báo thua cuộc trên Twitter
Donald Trump vẫn chưa có động thái về dấu hiệu nhượng bộ Tổng thống đắc cử Joe Biden nhưng những hành động của ông thể hiện việc ông không muốn giành phần thắng cho nhiệm kỳ thứ hai.
Hôm qua, Tổng thống đã xuất hiện như không có chuyện gì xảy ra sau khi đăng tải nội dung trên Twitter. Trump đã tạo ra cú sốc cho công chúng với dòng trạng thái: “Ông ấy đã thắng vì Cuộc bầu cử có gian lận”. Dòng trạng thái này sau đó đã bị Twitter báo cáo vi phạm vì chứa nội dung gây tranh cãi về gian lận bầu cử.
Trump cho rằng đối thủ thắng là vì bầu cử gian lận. Ảnh: AP. |
Một giờ sau, khi đang trên đường đến sân golf ở Virginia, Trump đã không thừa nhận về nội dung bài viết của mình trên Twitter và cho rằng: “Tôi thừa nhận không có gì! Chúng tôi có một chặng đường dài để đi”.
Nền kinh tế Peru đang bị đe dọa bởi các cuộc biểu tình chết người
Ông Manuel Merino, Tổng thống lâm thời của Peru, đã từ chức chỉ sau 6 ngày tại vị. Việc Martin Vizcarra bất ngờ bị luận tội về các cáo buộc hối lộ chưa được chứng minh đã gây ra các cuộc biểu tình lớn nhất của Peru trong hai thập kỷ.
Kết quả của cuộc biểu tình gây thương vong ở Peru dẫn đến biến động chính trị, làm mờ triển vọng cho các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 4. Vì vậy, nền kinh tế của Peru dự báo có thể tiếp tục suy giảm, trong quý 2 đã giảm 30% vì đại dịch COVID-19.