6 thực phẩm tốt “ngang với thuốc” cho người mắc bệnh tim mạch được bác sĩ khuyên dùng

Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng có tác động rất lớn tới tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của người có vấn đề về tim mạch.

"Dù khi khỏe mạnh hay khi mắc bệnh tim mạch, chế độ ăn uống đều có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì có một số thực phẩm, thói quen ăn uống khiến hệ tim mạch bị tổn thương và mắc bệnh. Ngược lại, cũng có những thực phẩm, kiểu ăn uống giúp cải thiện tình trạng bệnh. So với người khỏe mạnh, người có hệ tim mạch yếu hoặc mắc bệnh càng cần chú trọng đặc biệt trong việc ăn uống hàng ngày". Đó là nhắc nhở của Tiến sĩ Tang Hua, Trưởng khoa Tim mạch thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Yizheng (Giang Tô, Trung Quốc).

Ông nói thêm rằng: "Các chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tim mạch thường có mục tiêu chính là giảm mức cholesterol, duy trì huyết áp khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tim mạch". Ngoài việc ăn uống đều đặn, kiểm soát lượng muối và đường, chất béo, cồn… thì Tiến sĩ Tang gợi ý 6 thực phẩm tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch bao gồm:

1. Rau xanh

Chế độ ăn uống lành mạnh nào cũng cần có sự xuất hiện của rau xanh, với bệnh nhân tim mạch thì càng quan trọng. Theo Tiến sĩ Tang, đây là nguồn cung cấp kali, magie tự nhiên rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Rau xanh ít calo và giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu hơn. Ăn nhiều rau xanh giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc cũng như cải thiện, phòng ngừa biến chứng do bệnh tim mạch.

2. Một số loại trái cây

Trái cây rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tiến sĩ Tang nhấn mạnh rằng mặc dù vậy, bệnh nhân tim mạch nên kiểm soát lượng đường từ trái cây và nên ăn trái cây tươi thay vì nước ép. Các loại trái cây tốt nhất cho tim mạch gồm 3 nhóm: nhóm quả mọng giàu chất chống oxy hóa (việt quất, dâu tây, mâm xôi…), nhóm trái cây giàu chất xơ hòa tan (trái cây họ cam quýt, táo…) và nhóm trái cây giàu chất béo không bão hòa đơn giống như trái bơ.

  Trái cây họ cam quýt, quả mọng giàu chất oxy hóa rất tốt cho tim mạch (Ảnh minh họa)

Trái cây họ cam quýt, quả mọng giàu chất oxy hóa rất tốt cho tim mạch (Ảnh minh họa)

3. Cá béo

Tiến sĩ Tang cho biết, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ chứa nhiều axit béo omega-3, đã được chứng minh về lợi ích sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cá trong thời gian dài có liên quan đến việc giảm mức cholesterol toàn phần, giảm triglycerid máu, giảm đường huyết lúc đói và huyết áp. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Nếu không ăn cá thường xuyên có thể bổ sung thêm dầu cá cũng rất tốt cho bệnh nhân tim mạch.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm cả ba phần giàu chất dinh dưỡng của hạt là mầm, nội nhũ và cám. Ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường chất xơ, sắt, selen, kali, các vitamin nhóm B,  magie… giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và sức khỏe tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mạch, kiều mạch và quinoa.

5. Dầu olive

Dầu olive chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể làm giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Dầu olive cũng giàu axit béo không bão hòa đơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp.

Tiến sĩ Tang nhấn mạnh rằng tiêu thụ dầu olive, đặc biệt là loại nguyên chất, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong ở những người có nguy cơ tim mạch cao.

6. Nước lọc

Tiến sĩ Tang cho biết, uống đủ nước rất quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Nó sẽ giúp cho các tế bào máu chuyển động, tránh được sự vón cục giúp máu được lưu thông, huyết áp ổn định, góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.

  Với người mắc bệnh tim mạch, không phải uống càng nhiều nước càng tốt (Ảnh minh họa)

Với người mắc bệnh tim mạch, không phải uống càng nhiều nước càng tốt (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế, thậm chí tránh xa các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có ga mà nên uống nhiều nước lọc. Điều quan trọng nhất với bệnh nhân tim mạch là uống nước kịp thời khi khát, rải rác trong ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ và không uống quá nhiều nước, uống quá nhanh. Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ thì không sao, nhưng trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước/ngày.

Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor

Ngọc Ái

8 điều đơn giản bác sĩ tim mạch làm để bảo vệ trái tim của chính mình

8 điều đơn giản bác sĩ tim mạch làm để bảo vệ trái tim của chính mình

Các bác sĩ tim mạch tận mắt chứng kiến ​​bệnh tim nguy hiểm thế nào và việc phòng ngừa có thể tạo ra sự khác biệt to lớn như thế nào.