Năm 2016, Bộ Công an chuyển sang cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch in trên thẻ nhựa cứng, dựa trên Luật Căn cước công dân lần đầu tiên ra đời. Từ năm 2016 đến 2020, hơn 16 triệu thẻ căn cước công dân có mã vạch ở sau được cấp ở 16 tỉnh, thành.
Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn cấp cả hai loại chứng minh thư cho người dân nên đã tạo nên sự không đồng nhất, gây lẫn lộn giữa số chứng minh thư và số thẻ căn cước khi các thủ tục hành chính chưa được "số hóa".
Năm 2018, Bộ Công an sửa đổi một số thông tin trên mặt thẻ căn cước. Cụ thể, ở mặt sau của thẻ, cụm từ "Cục trưởng Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư" được thay thành "Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội". Việc này là do sáp nhập nhiều đơn vị tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.
Ảnh minh họa. |
Tháng 9/2020, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an được Thủ tướng phê duyệt, vận hành từ năm 2021. Đề án cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp được Bộ Công an triển khai đồng bộ.
Với thẻ căn cước công dân gắn chíp, kích thước, hình dáng được giữ nguyên so với thẻ mã vạch. Mặt trước thẻ chứa thông tin truyền thống, gồm: họ tên, quê quán, nơi thường trú và bổ sung thêm biểu tượng chip, mã QR, tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.
Mặt sau vẫn giữ vân tay, đặc điểm nhận dạng song bổ sung chíp điện tử cùng dòng MRZ. Dòng chữ MRZ này chứa nhiều thông tin quan trọng về nhân thân nhưng lại gần như vô nghĩa nếu đọc bằng mắt thường. Chỉ khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia mới hiện ra đầy đủ.
Từ 1/1/2021, thẻ căn cước công dân gắn chíp bắt đầu được cấp trên toàn quốc cho người từ 14 tuổi. Công an các địa phương triển khai làm căn cước liên tục mục tiêu đến tháng 7 cùng năm sẽ cấp được 50 triệu thẻ.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), nói trong sáng 24/3 cho biết, dù mất hai năm Covid-19 căng thẳng, công an trên cả nước đã nỗ lực để cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước.
Đầu năm 2023, Bộ Công an lấy ý kiến về những thay đổi trong dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi. Dự kiến, trên thẻ cứng sẽ được in 13 trường thông tin, hình ảnh. Tại mặt trước của thẻ, số căn cước công dân sẽ đổi thành mã số định danh cá nhân, là dãy 12 chữ số. Phần quê quán được ghi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú.
Ở mặt sau, Bộ Công an đề xuất lược bỏ vân tay của ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và đặc điểm nhận dạng. Họ tên, chức vụ, chữ ký của người cấp thẻ sẽ đổi ngắn gọn thành "nơi cấp: Bộ Công an"; bỏ chữ ký và tên người ký cấp thẻ là Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Đại diện C06 cho biết việc thay đổi thông tin trên bề mặt thẻ nhằm phù hợp với quốc tế và tăng tính bảo mật thông tin cá nhân; hạn chế phải cấp đổi nhiều lần.
"Trước đây, giấy tờ cá nhân thường ghi là nguyên quán hoặc quê quán; sau đó thống nhất ghi là quê quán, tức là theo nơi sinh của bố mẹ. Qua thời gian đánh giá thực tế và nghiên cứu trên thế giới, C06 đề xuất chuyển quê quán thành nơi đăng ký khai sinh", đại diện C06 nói.
Theo Bộ Công an, thẻ căn cước gắn chip được thiết kế đạt chuẩn ICAO, hướng tới sử dụng thông hành tại nhiều quốc gia nên việc "sửa thông tin như trên là phù hợp".
Về đề xuất chuyển nơi thường trú thành nơi cư trú là nhằm ạo điều kiện cho những người không thể đăng ký thường trú vẫn có thể làm căn cước công dân. Nơi cư trú ở đây sẽ là nơi thường trú, tạm trú hoặc lưu trú.
Hà Nội dự kiến mở sân tập golf nước, tàu du lịch trên Hồ Tây
Hà Nội dự kiến cho phép 12 loại dịch vụ kinh doanh ở khu vực Hồ Tây (quận Tây Hồ) trong đó có sân tập golf nước, biểu diễn nhạc nước...